Hà Nội
23°C / 22-25°C

Teo não, căn bệnh nguy hiểm với người cao tuổi

Chủ nhật, 07:00 25/06/2017 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh teo não là một bệnh nặng của hệ thần kinh trung ương, làm mất kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não. Bệnh gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng của não bộ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, với bệnh teo não ở người cao tuổi, theo một số nghiên cứu, khoảng 30% người bệnh có ảo giác, 30% có hoang tưởng và 40 - 50% có các triệu chứng trầm cảm và lo âu.

Người cao tuổi cần có chế độ vận động cơ thể với các môn thể thao nhẹ nhàng. Ảnh: Chí Cường
Người cao tuổi cần có chế độ vận động cơ thể với các môn thể thao nhẹ nhàng. Ảnh: Chí Cường

Quên ăn, quên cả… đi vệ sinh

Chuyện tên người thân, quên ngày tháng và địa chỉ nhà là chuyện thường xuyên xảy ra với bà Nhâm (ở Đống Đa, Hà Nội). Năm nay 78 tuổi thì bà đã rơi vào tình trạng này khoảng 5 năm.

Chị Minh, con gái của bà Nhâm cho biết, cái khổ của con cái có cha mẹ cao tuổi không phải là hứng chịu sự khó tính, thất thường, hay dỗi mà vất vả nhất là cha mẹ ốm đau liên miên và mất trí nhớ. Bà Nhâm được chẩn đoán mắc bệnh teo não dẫn đến tình trạng không minh mẫn. “Chúng tôi luôn sợ mẹ mình ra khỏi nhà không nhớ đường về hoặc ra đường bị tai nạn xe cộ. Cứ nhác không thấy bà đâu là nhà tôi tá hỏa tìm kiếm. Có lần bà lạc đường qua một đêm gia đình mới tìm thấy. Nhìn mẹ ngơ ngác, quần áo đầu tóc nhem nhuốc mà đau lòng phát khóc”. Để tránh tình cảnh này, gia đình chị Minh thuê riêng một giúp việc ở bên cạnh bà cả ngày.

Cũng có cha mẹ già mắc bệnh teo não, anh Sơn (Đồng Kỵ, Bắc Ninh) suốt ngày phải giám sát bố như trẻ nhỏ. Anh Sơn nói: “Nhà tôi kinh doanh đồ gỗ nên bận rộn từ sáng đến tối nên cũng không có thời gian quan tâm đến bố. Bố tôi 79 tuổi, mắc bệnh quên trầm trọng, nhất là quên ăn, quên uống. Thời gian trước, tôi ở cửa hàng nên cho người nấu đồ ăn để ở nhà cho ông, tối về thấy bố nằm lả mới biết ông không động đến mâm cơm tí nào, mồm miệng khô khốc, nói không ra hơi”. Hiện giờ, nhà anh có bà thím gần nhà, cứ cách vài tiếng lại sang nhà để cho ông ăn và uống nước; thậm chí còn nhắc cả việc đi vệ sinh, vì chuyện này giờ ông cũng đã… quên luôn.

Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu (ĐH Y Hà Nội), càng nhiều tuổi, bộ não của chúng ta càng bị suy giảm, không còn nhanh nhẹn và minh mẫn như trước nữa, thậm chí là mất khả năng xử lý thông tin, sa sút trí tuệ và suy giảm trí nhớ… Biểu hiện bắt đầu là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ cho nên thường xuyên nhầm lẫn. Thường quên những việc thông thường nhất hàng ngày như “ăn rồi bảo chưa” hoặc không nhớ được ăn những gì. Các kỹ năng như đọc, viết giảm sút nặng nề. Biểu hiện thường thấy nhất là quên ngày, tháng, năm; quên tên người thân, ngay cả các người thân trong gia đình, họ hàng thân thuộc gần nhất. Khi ra khỏi nhà quên đường đi, lối về. Hàng ngày quên các động tác thông thường nhất (quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên ăn, quên uống, quên đi vệ sinh…).

Bệnh teo não gây nên bởi sự thoái hóa, chết và gián đoạn các hoạt động giữa các tế bào thần kinh trung ương với nhau. Do hiện tượng mất dần của những tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa một số tế bào thần kinh trong não là sự bé đi của não trong hộp sọ gọi là teo não. Khi não bị teo, sự nhận biết và khả năng truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị sai lệch, do đó gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động trầm trọng và dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn cảm xúc, đi lại khó khăn. Bệnh xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, làm ảnh hưởng xấu đến khả năng tư duy, suy giảm đáng kể trí nhớ cũng như giảm khả năng vận động của cơ thể và suy giảm nhiều chức năng khác kèm theo.

Phòng tránh bệnh teo não như thế nào?

Nguyên nhân teo não là do quá trình lão hóa của con người. Khi tuổi cao, các tế bào thần kinh cũng bị thoái hóa giống như các tổ chức khác của cơ thể con người. Và não bộ sẽ mất dần chức năng, teo nhỏ hoặc chết, khiến các mô não, kích thước não dần nhỏ lại, ảnh hưởng lớn đến khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ, hành vi.

Cũng theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu, bệnh teo não có thể do di truyền, do chế độ dinh dưỡng (thiếu hụt vitamin B 12 cũng gây ra bệnh teo não), do chế độ sinh hoạt không hợp lý (sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, thiếu ngủ thường xuyên...). Bệnh teo não có thể do các bệnh của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hay xơ vữa động mạch, nhất là các mạch máu nuôi dưỡng não (do tuổi cao hoặc do chế độ ăn uống hoặc cả hai). Ngoài ra, teo não ở người cao tuổi có thể do chấn thương sọ não hoặc do đột quỵ bởi xuất huyết não, nhồi máu não (do sự gián đoạn đột ngột của nguồn cung cấp máu trong não) hoặc ở người cao tuổi đã sử dụng corticoid kéo dài thường xuyên (bệnh thấp khớp, bệnh hen suyễn, bệnh dị ứng, bệnh viêm da cơ địa…), bệnh Alzheimer, bệnh động kinh.

Bệnh teo não ở người cao tuổi là bệnh lý rất khó chữa khỏi, chủ yếu bổ sung các loại bằng dược phẩm vitamin, nhất là vitamin B 12 , các loại đa sinh tố nhằm làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh, nhất là các trường hợp teo não do thiếu hụt vitamin B12. Bên cạnh đó nên tìm các giải pháp kích thích nhận thức (tâm lý trị liệu), cho người bệnh tham gia các hoạt động văn hóa (đọc sách, báo, xem vô tuyến…), các hoạt động thể dục thể thao, giúp người bệnh dần dần nhớ lại. Điều quan trọng nhất là chế độ chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày như: Đi lại, vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống hợp lý, không để người bệnh bỏ bữa, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, kết hợp uống thêm nước ép trái cây (nước cam chanh tươi, nước ép dưa hấu…) và nhắc nhở đi tiểu vài giờ một lần (không để người bệnh nhịn tiểu nhiều giờ liền), cần vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh sau khi đi tiểu, đi đại tiện.

Đối với những bệnh nhân có nguy cơ teo não thứ phát do các bệnh lý thần kinh, do tai biến hoặc sau phẫu thuật não cần được phòng ngừa teo não sớm và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, lao động và vận động thường xuyên là bài tập cơ bản và có hiệu quả nhất giúp con người có sức khỏe tốt và trí não minh mẫn.

Để phòng tránh bệnh teo não, PGS.TS Bùi Khắc Hậu khuyến cáo: Người nhà hoặc người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm các bệnh thường gặp nhất ở người có tuổi như: Mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì... Hạn chế tối đa uống bia, rượu, không hút thuốc. Cần vận động cơ thể cả về thể lực (với các môn thể thao nhẹ nhàng, đi bộ…), cả về trí óc (đọc báo, đọc truyện hoặc tham gia viết sách, báo… nếu có thể). Luôn tạo cho mình không khí vui vẻ, giảm các loại gây căng thẳng thần kinh không cần thiết. Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Tăng cường ăn rau, trái cây và các loại thực phẩm giàu sinh tố, giàu canxi.

Mai Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 20 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 21 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top