Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tảo nhập từ Nhật, nhưng hướng dẫn bằng... tiếng Việt!

Thứ hai, 09:12 25/07/2016 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Khách hàng khi mua tảo tại siêu thị trực tuyến Chiaki.vn, được quảng cáo là sản phẩm có xuất xứ 100% Nhật Bản. Tuy nhiên, khi mở hộp, tờ "xin lưu ý" lại có tiếng Việt. Những trả lời sau đó của Chiaki.vn lại càng "ly kỳ" hơn...

Hình ảnh hộp Tảo Nhật Bản mua tại Chiaki.vn không có tem nhập khẩu, nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Hình ảnh hộp Tảo Nhật Bản mua tại Chiaki.vn không có tem nhập khẩu, nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Mua lo vào người

Báo GĐ&XH nhận được phản ánh của độc giả Vũ Bích H (trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với nội dung: Ngày 13/7, chị H có mua sản phẩm Tảo xoắn Spirilia Nhật Bản, loại 2.200 viên, tại siêu thị trực tuyến Chiaki.vn (kênh mua bán trực thuộc Công ty TNHH Công nghệ phần mềm và Quảng cáo trực tuyến MegaAds). Sản phẩm được nhân viên tư vấn quảng cáo là hàng "xách tay", xuất xứ 100% Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khi nhận và mở hộp tảo, chị H thấy lạ vì trong tờ “Xin lưu ý”, một mặt in tiếng Nhật, mặt kia lại là tiếng...Việt.

Nghi ngờ đây không phải là hàng sản xuất bên Nhật, thậm chí là hàng giả, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình, chị H đã gọi điện, nhắn tin đến Chiaki.vn để thắc mắc. Phía Chiaki.vn chỉ trả lời chung chung rằng hàng hóa không có vấn đề gì và nói chị đến trụ sở của công ty để giải quyết. Sau màn trao đi đổi lại mà sự việc vẫn không sáng tỏ hơn, chị H phản ánh sự việc với báo chí và Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam.

Nhận được thông tin, ông Đỗ Ngọc Tân, phụ trách Văn phòng Tư vấn Khiếu nại của Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển khiếu nại của chị H đến Chiaki.vn. Sau đó, ông Trần Ngọc Phương, phụ trách giải quyết khiếu nại của khách hàng của Chiaki.vn đã có email trả lời. Trong email, ông Phương cung cấp tên đơn vị nhập khẩu loại tảo trên là Công ty TNHH Original JP và công ty Green Việt Nam, địa chỉ ở đường Bồ Đề, phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Đơn vị phân phối là Công ty Việt Nam Xanh (không nêu địa chỉ cụ thể, chỉ có website: http://greenvietnam.com.vn).

Bên cạnh đó, ông Phương gửi bản chụp giấy công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, tờ khai hải quan, hóa đơn đỏ, số điện thoại của bà Hương, Giám đốc Công ty Original JP và bà Hà, phụ trách bán hàng của Việt Nam Xanh. Ông Phương cũng giải thích rằng, do lượng tảo sản xuất về Việt Nam chiếm đến 30% nên "họ" đã đưa tờ lưu ý vào hộp tảo, như một cách để hướng dẫn khách hàng phân biệt thật, giả.

Theo chị H, do thấy việc trả lời của Chiaki.vn chưa thỏa đáng, chị tiếp tục gửi email đến đơn vị này nêu ra một số câu hỏi. Trong thư trả lời, ông Phương không nói thẳng đây là hàng "xách tay" hay nhập khẩu, mà chỉ viết: "Về cơ bản, những giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, công bố chất lượng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy đã đầy đủ cho câu trả lời là hàng này là hàng xách tay hay hàng nhập khẩu".

Chị H cho hay: “Trả lời của Chiaki.vn làm tôi thấy rất khó hiểu, bởi ban đầu nhân viên của họ nói là hàng "xách tay", giờ lại nói với hàm ý đây là hàng nhập khẩu. Hàng “xách tay” thì sao lại có tờ lưu ý bằng tiếng Việt được? Còn nếu là hàng nhập khẩu thì theo quy định, phải có đầy đủ tem nhập khẩu, nhãn phụ bằng tiếng Việt, trên đó phải công bố công ty nhập khẩu, công ty phân phối sản phẩm, nhưng trên hộp tảo của Chiaki.vn lại không có. Tôi đã đến nhiều cửa hàng tân dược để tham khảo, trên tất cả các hộp tảo nhập khẩu của họ đều có tem nhãn, nội dung ghi rất rõ ràng".

Trước thắc mắc của chị H, ông Phương cho biết, sẽ xác minh lại câu trả lời của nhân viên để "tránh trả lời sai gây hiểu lầm cho khách hàng". Với vấn đề hộp tảo không có tem, nhãn phụ, ông Phương viết: "Bên nhà cung cấp có dán ở ngoài thùng, chứ không dán từng sản phầm. Do vậy, khách hàng có thể liên hệ với nhà cung cấp để xác minh".

Tem, nhãn phụ "biến" đi đâu?

Tờ “Xin lưu ý” bằng tiếng Việt bên trong hộp Tảo Nhật Bản mua tại Chiaki.vn.
Tờ “Xin lưu ý” bằng tiếng Việt bên trong hộp Tảo Nhật Bản mua tại Chiaki.vn.

Nhận được phản ánh của chị H, với mong muốn làm sáng tỏ vấn đề, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và đơn vị kinh doanh, PV Báo GĐ&XH đã điện thoại liên hệ với Chiaki.vn. Tuy nhiên, câu trả lời của đại diện Chiaki là: “Chúng tôi không có trách nhiệm trả lời báo chí, chị đang làm mất thời gian của tôi”.

Nghiên cứu các email do ông Phương trả lời chị H và Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, chúng tôi thấy có những điều khá lạ lùng. Đầu tiên trong email, ông Phương ghi đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH Original JP và Công ty Green Việt Nam, đơn vị phân phối là Công ty Việt Nam Xanh. Tuy nhiên khi tra cứu theo website thì Green Việt Nam và Việt Nam Xanh lại là một. Công ty Việt Nam Xanh có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Việt Nam Xanh, địa chỉ ở phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Green Việt Nam có lẽ là tên giao dịch tiếng Anh). Vì sao Chiaki.vn lại không nắm được điều này, đây là sự nhầm lẫn hay Chiaki.vn thực sự không biết? Nếu không biết thì sao lại trả lời khách hàng một cách "quả quyết" như vậy?

Ngày 23/7, PV điện thoại cho bà Hà (người được giới thiệu là phụ trách bán hàng của Việt Nam Xanh - công ty phân phối tảo) thì bà Hà khẳng định: "Chiaki.vn nhập hàng từ Việt Nam Xanh. Đây là hàng nhập khẩu, chứ không phải hàng "xách tay". Tảo Nhật Bản không có nhãn phụ dán ngoài vỏ hộp là vì Chiaki.vn nhập cả thùng chứ không nhập lẻ, mà nhãn phụ chỉ dán ngoài vỏ thùng chứ không dán ở từng hộp".

Chúng tôi tiếp tục điện thoại đến số của bà Hương (người được cho là Giám đốc Công ty nhập khẩu Original JP), bà Hương cho biết: “Chúng tôi không bán hàng cho công ty nào có tên là Công ty MegaAds hay siêu thị trực tuyến Chiaki. Nếu sản phẩm Tảo Nhật Bản do Original JP phân phối ra thị trường, sẽ có tem nhãn phụ ở bên ngoài vỏ hộp, tem nhập khẩu đầy đủ”.

Đây quả là điều lạ lùng thứ hai, bởi theo thư trả lời của ông Phương có thể hiểu rằng, Chiaki.vn nhập tảo từ công ty phân phối sản phẩm là Việt Nam Xanh, Việt Nam Xanh sẽ nhập hàng của công ty nhập khẩu là Original JP. Câu hỏi đặt ra là, tại sao từng sản phẩm của Original JP khi nhập về đã dán đầy đủ tem, nhãn phụ (như trả lời của bà Hương), nhưng khi đến tay Việt Nam Xanh, tiếp đó là Chiaki.vn và cuối cùng tới tay khách hàng thì tem, nhãn này lại "biến mất" ? Phải chăng ai đó rảnh việc nên đã bóc tem, nhãn vứt đi, hay Công ty Việt Nam Xanh nhập hàng từ một nguồn khác? Nếu từ nguồn khác thì sao Chiaki.vn lại trả lời khách hàng, đơn vị nhập khẩu tảo là Original JP?

Chi Cục ATVSTP Hà Nội sẽ vào cuộc

Trước những câu hỏi khó lý giải này, chúng tôi đã thông tin sự việc đến các cơ quan chức năng, trong đó có Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm TP Hà Nội. Đại diện các đơn vị đã tiếp nhận thông tin và cho biết, sẽ vào cuộc làm rõ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Luật sư Nguyễn Hồng Thái:

Buôn bán hàng "xách tay" là phạm luật

Với sự việc chị H phản ánh, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp cho rằng: "Việc hộp tảo không có tem nhập khẩu, không có nhãn phụ là không đúng quy chuẩn nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường. Đó có thể là hàng "xách tay". Mà với loại hàng "xách tay", khi bán ra thị trường dưới mọi hình thức đều là vi phạm pháp luật. Hàng "xách tay" chỉ được mua và sử dụng với mục đích cá nhân.

Khi gặp trường hợp nghi vấn về nguồn gốc hàng hóa, người tiêu dùng có quyền yêu cầu bên bán hàng cung cấp chứng từ, hồ sơ nhập khẩu xem họ nhập từ đâu? Hợp đồng cung cấp, số lượng, chủng loại thế nào?".

Đông An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Giá cả thị trường - 7 giờ trước

Nhật Bản nổi tiếng với những món ăn đắt đỏ, thực phẩm chất lượng đến từ quy trình sản xuất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì thế, mức giá của chúng cũng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

GĐXH - Hạt bàng - thứ quà vặt dễ tìm, miễn phí của học trò thời xưa nay được chế biến thành đặc sản bán với giá cả nửa triệu đồng/kg.

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Theo Công an quận Hoàn Kiếm, thông tin xôn xao về người phụ nữ bán 500.000 đồng/3 quả dứa cho nữ du khách nước ngoài là chưa đúng. Sự thật là 50.000 đồng/túi dứa chín đã gọt sẵn.

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

GĐXH - Giá vàng nhẫn của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn 74,38 - 75,98 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 300.000 đồng/lượng so với sáng qua.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 18 giờ trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Sản phẩm - Dịch vụ - 19 giờ trước

GĐXH - Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều người đã tận dụng kỳ lễ này để đi du lịch. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mất ATTP. Du khách cần cẩn trọng với thức ăn đường phố, ẩm thực du lịch.

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 1 ngày trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Top