Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái vị thành niên

Thứ năm, 13:00 01/11/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Không được đi học, thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai cũng như phải làm mẹ “bất đắc dĩ” không phải là chuyện lạ đối với nhiều em gái, nhất là ở những vùng miền núi khó khăn. Không chỉ đánh mất tuổi thanh xuân, các em đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng khi phải lao động và làm mẹ từ quá sớm.

Tình trạng gia tăng những "bà mẹ nhí" ngày một nhiều đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác DS-KHHGĐ trên cả nước.

Những bà mẹ "bất đắc dĩ"

H’V. (buôn A1, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, Đắk Lắk) năm nay bước sang tuổi 18 nhưng đã lấy chồng và sinh con cách đây 5 năm, tức là khi em mới 13 tuổi. Em và chồng làm quen được khoảng một tháng thì về ở với nhau. Cũng do “cái bụng to lên” nên việc cưới xin cũng rất nhanh gọn.

Theo lời chị cộng tác viên dân số tại đây, H’V không được đi học, cuộc sống của em chỉ “gói gọn” trong buôn làng. Từ nhỏ, theo bố mẹ đi làm nương, làm rẫy. Đến khi có chồng thì ở nhà bồng con theo “bản năng” nên hầu như mọi kiến thức liên quan đến việc mang thai ngoài ý muốn, làm mẹ an toàn…, với em đều là con số 0, thậm chí, việc mang thai khi nào em cũng không hề hay biết. “Mẹ nói em có bầu, lúc ấy em mới biết!”, H.V chia sẻ.


Cần tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái vị thành niên. Ảnh: TL

Cần tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái vị thành niên. Ảnh: TL

Còn em V.Y.X (bản Trường Sơn, Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An) bị chồng hiện tại bắt về làm vợ khi em mới 14 tuổi, sau đó, cô bé sinh con khi vừa bước sang tuổi 15. Thời điểm chúng tôi gặp, X mới sinh con được hơn một tháng.

Ôm con trên tay, X ngậm ngùi: “Sinh con khổ lắm. Con bé quấy đêm suốt nên em hầu như không được ngủ, phải thức trắng trông con”. Con gái X lúc mới sinh chỉ được 2,3kg nhưng em bảo, so với nhiều đứa trẻ khác, con của em vẫn “nhỉnh” hơn nhiều vì có nhiều đứa trẻ lúc mới sinh chưa đầy 2kg.

H’V và V.Y.X chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp “bà mẹ nhí” mà chúng tôi có dịp tiếp xúc trong các chuyến công tác thực địa tại các địa phương trên cả nước. Trong đó, không được đi học, thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai cũng như phải làm mẹ “bất đắc dĩ” không phải là chuyện lạ đối với nhiều em gái, nhất là ở những vùng miền núi khó khăn. Không chỉ đánh mất tuổi thanh xuân, các em đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng khi phải lao động và làm mẹ từ quá sớm.

Nhiều hệ lụy khi mang thai sớm

Theo các chuyên gia, rất nhiều trẻ em gái vị thành niên mang thai do tò mò quan hệ tình dục hoặc các em bị ép phải kết hôn sớm, bị lạm dụng, bị cưỡng bức. Việc các em kết hôn sớm đã khiến các em phải mang thai ngoài ý muốn, phải sinh con khi bản thân mình còn chưa trở thành người lớn.

Theo các bác sỹ sản khoa, do cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân và thai nhi trong bụng. Nạo phá thai ở độ tuổi này có rất nhiều nguy hiểm, có thể dẫn tới tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung.

Đôi khi, “sản phụ nhí” có thể bị viêm nhiễm phụ khoa gây vô sinh rất cao. Trong khi đó, nếu đi đến hôn nhân hoặc sinh con thì bản thân các em gái sẽ thiếu kiến thức chăm con. Bên cạnh đó, em bé sinh ra từ những bà mẹ trẻ này có sức khỏe yếu ớt, còi cọc, chậm phát triển...

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Bên cạnh đó, việc mang thai ở tuổi vị thành niên đã làm mất đi cơ hội học hành của các em, hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống khiến các em và nơi các em sinh sống luẩn quẩn trong sự đói nghèo.

Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái

Từ những hậu quả trên, theo BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế), các bậc phụ huynh phải dạy cho các trẻ em gái những kiến thức, kỹ năng cụ thể như cách từ chối tình dục, cách giữ gìn thân thể, cách thoát hiểm... Tùy theo lứa tuổi mà có phương thức, nội dung phù hợp.

Chẳng hạn, ở trường học nên tổ chức vào giờ ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề, phòng tư vấn và tùy nội dung có thể nam, nữ học riêng. Tại nhà bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện tâm sự, giữa mẹ với con gái, bố với con trai. Đây chính là chìa khóa giúp con biết cách tự vệ, giữ gìn bản thân ở mọi hoàn cảnh, khi người khác có cái nhìn khiếm nhã, có động tác đụng chạm, người lạ rủ đi chơi, dụ cho ăn uống, cho quà...

Vấn đề mấu chốt là trang bị cho con gái lứa tuổi vị thành niên kỹ năng sống và biết cách từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ bạn tình; những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để giúp con tránh được những nguy cơ có thể đến với chúng.

Theo GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, quan hệ tình dục và mang thai ở tuổi vị thành niên rất nguy hiểm, dẫn đến các hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bên cạnh việc ngăn ngừa quan hệ tình dục, kết hôn sớm cũng cần giáo dục trẻ vị thành niên các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn. Tuy nhiên, để các đối tượng này tiếp cận với chương trình một cách hiệu quả và bền vững, không chỉ riêng Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ có thể thực hiện được mà cần sự vào cuộc của các Bộ, ban ngành Trung ương đến địa phương và của toàn xã hội.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 43 phút trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top