Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao học sinh miền núi phải tìm mọi cách vượt sông?

Thứ năm, 15:23 20/03/2014 | Xã hội

GiadinhNet – “Dư luận lại xôn xao việc cô giáo và học trò ở Nậm Pồ, Điện Biên chui túi nilông vượt sông đến lớp. Ai đó ác mồm còn chê trách giáo viên vùng cao mà có điều kiện sử dụng “xì mét phôn” để quay clip thì hẳn chả khó khăn, nghèo khổ gì”… Có ai đặt ra câu hỏi: Tại sao học sinh miền núi phải tìm mọi cách vượt sông?

Clip quay các giáo viên, học sinh chui vào túi nilông qua suối mùa lũ chân thực đến nao lòng, khiến rất nhiều người ngỡ ngàng và “choáng”.

Sau khi các phương tiện truyền thông cùng chuyển tải clip này, Bộ trưởng Bộ Giao thông -Vận tải Đinh La Thăng đã quyết định làm một chiếc cầu treo tại đây. Quyết định này được nhiều bạn đọc hoan nghênh nhiệt liệt. Song cũng có một số ý kiến trái chiều cho rằng clip này “dàn dựng”, hoặc cho rằng không học thì nghỉ không nhất thiết phải qua sông bằng cách đó…
 
Tại sao học sinh miền núi phải tìm mọi cách vượt sông? 1
Một học sinh chui vào túi nilông để người lớn kéo qua suối - Ảnh trích từ clip của cô giáo Tòng Thị Minh
 
Độc giả Dương Tử - một người được sinh ra và lớn lên từ vùng đất khó khăn như thế đã có bài viết đầy tâm huyết trước những dư luận trái chiều này.
 
"Tôi trộm nghĩ, không biết chiếc điện thoại của cô giáo Tòng Thị Minh đáng giá bao nhiêu tiền, có bằng một bữa nhậu của người dân thành thị hay không nhưng nó đã làm được một việc vô cùng ý nghĩa và khó mà định giá.

Chiếc điện thoại đó không phải thứ mà chúng ta hay làm là để lướt “Phây” “chém gió, còm bão” giải trí đơn thuần nữa… mà nhờ nó xã hội đã biết đến một hiện thực bấy lâu nay vẫn diễn ra với sự học ở vùng cao. Và cũng nhờ nó mà các ngành chức năng đã vào cuộc và đồng chí “Tư lệnh” ngành Giao thông đã phải quyết tâm chỉ đạo làm một cây cầu qua sông cho vùng đất ấy…

Thực ra có lẽ nên vinh danh cô giáo Tòng Thị Minh đã dũng cảm làm chức năng phản biện xã hội và có thể đưa chiếc điện thoại kia vào… bảo tàng ngành giáo dục. Ấy thế mà một số “cán bộ” ngành ươm chữ vẫn lên tiếng rằng nếu điều kiện mưa gió, sông suối cách trở như vậy thì các thầy cô nên đi đường tránh hoặc cho học sinh nghỉ học tới khi điều kiện thời tiết thuận lợi… Không biết các vị ấy đã bao giờ đến những nơi đó hay chưa mà phát biểu như vậy, vì thực sự bao đời nay cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc biên cương, miền núi vẫn sống, lao động, chiến đấu, học tập và … tồn tại như vậy bao thập kỷ qua.

Xin các vị đừng cứ mãi ở trên mây, hãy nhìn xuống đất để tôi kể một câu chuyện như thế này thôi ạ. Nhìn bức ảnh chàng trai Hà Nhì kia đưa cô bé vượt sông trên đường đi học về kia có ai nghĩ rằng đó là sự thật ác nghiệt ở vùng cao hay không. Nếu nghĩ để mưu cầu sự học, các vị có dám cho con mình qua sông thế kia chứ?

Chàng trai đó là cựu sinh viên lớp Báo in K25, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền khóa học 2005 – 2009. Đó là Pờ Hùng Sang, dân tộc Hà Nhì ở Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên (trước là huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Chàng trai ấy là một kỳ tích về sự học hành vượt qua gian khổ của vùng đất nơi mặt trời lặn sau cùng trên lãnh thổ Việt Nam, nơi một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe. Và cái sự đi học về nhà qua sông đó chỉ mới diễn ra cách đây vài năm thôi ạ.
 
Tại sao học sinh miền núi phải tìm mọi cách vượt sông? 2
Pờ Hùng Sang - nhân vật trong bài viết giúp một cô bé vượt sông trên đường đi học về trong mùa lũ ở Mường Tè, Lai Châu.
Ảnh: Dương Tử

Hà Nội, mùa thu năm 2005, khi tôi còn đang là Hội trưởng Hội đồng hương của sinh viên Lai Châu học tại Phân viên Báo chí Tuyên truyền, tôi gặp hắn, một gã thanh niên to con, rắn chắc như cây rừng, đá núi (khi đó hắn mới khoảng 75kg), gương mặt đậm chất núi cao, mây mù nhưng ánh mắt và thần thái thì rất đỗi hiền lành, ngây ngô… Pờ Hùng Sang khi ấy là sinh viên năm thứ nhất lớp báo chí của Phân viện. Thực sự khi đó tôi chưa hề đến Sín Thầu mà chỉ biết về dòng họ Pờ và cộng đồng người Hà Nhì nơi đây qua bút ký Ngã ba biên giới và Nơi đầu nguồn sông Đà của Đại tá, Nhà báo Nguyễn Như Phong viết năm 1984… nhưng đã cảm thấy vô cùng xúc động về miền đất này bởi ông Phong đã mất cả tháng trời để đi bộ 400km mới vào được tới nơi. 

Có lẽ với nhiều người hắn chẳng có gì đặc biệt nhưng với tôi thì có. Khi gặp tôi, hắn đã có 3 năm sống ở Hà Nội (học cấp 3 tại Trường Thiếu sinh quân Trần Quốc Tuấn) nhưng cái chất núi, chất rừng như đỉnh Pu Si Lung, như dòng Mo Phí vẫn còn y nguyên…

Nếu tôi không kể, chắc ít bạn bè, thầy cô ở Phân viện ngày ấy biết và tin về tuổi thơ, về cuộc sống của hắn ở cực Tây Tổ quốc. Huyện Mường Tè những năm 90, mọi con đường đến với bản làng đều là đi bộ hoặc bằng máy bay trực thăng. Cuộc sống khó khăn tới mức tất cả tiếp tế cho các xã vùng Ka Lăng, Thu Lũm, Sín Thầu, Tà Tổng, Mù Cả… đều bằng máy bay trực thăng quân sự. Lên Mường Tè lại được nghe người già kể chuyện mấy chục năm trước có hai cô giáo miền xuôi xung phong lên đây dậy học. Họ đi bộ vào, khi leo ngược dốc Tà Tổng (18km liên tục chỉ có lên), lên tới đỉnh mệt quá, hai cô ngồi thở trên đỉnh dốc mà khóc rằng: thề không bao giờ đi bộ quay trở ra nữa. Sau này có máy bay trực thăng vào tiếp tế, các cô xin đi nhờ ra thị xã rồi không quay lại nữa….

Và Pờ Hùng Sang 8 tuổi bắt đầu đi học lớp 1 ở tận ngoài thị trấn huyện. Chặng đường lối rừng, dốc núi, ghềnh sông đó dài tới 147km mà phải đi bộ. Có lẽ với nhiều trẻ em thành thị học tới cấp 3 rồi bố mẹ vẫn phải đưa đón hàng ngày nhưng với Hùng Sang thì khác. Đứa trẻ Hà Nhì ấy đi bộ ngót 150km đường rừng mất cả tuần trời chỉ để ra tới lớp học… Hắn kể rằng trước khi đi học, Apa (bố) chỉ dặn đi theo lối mòn này, đường ngựa kia, gặp voi tránh sao, gặp hổ né thế nào… Khi tôi hỏi hắn sao có thể đi được như vậy thì hắn trả lời thật hồn nhiên rằng: “Cũng mệt lắm anh ạ nhưng không đi không được, làm gì có chỗ nào mà học nữa đâu. Muốn học thì phải đi thôi, đời bố em còn đi bộ 400km ra tận thị xã Lai Châu để học cơ…”.

Ngày hắn về Phân viện báo chí, có thầy giáo đã nói với chúng tôi rằng: “Chỉ riêng việc Hùng Sang về tới Hà Nội đã là một kỳ tích rồi, cậu ấy học ra sao chưa quan trọng. Và đừng ai so sánh bất cứ điều gì với cậu ấy, hãy nghĩ tới quãng đường cậu ấy vượt qua trong chừng ấy năm để đến trường…”. Hắn đã xa nhà từ năm 8 tuổi, 17 năm không được đón Tết Hồ Sự Trà. Tới 2008 hắn mới được về quê ăn tết của người Hà Nhì. Và cho tới tận mùa hè năm 2007, khi đã là sinh viên năm thứ 3 đại học, nghỉ hè hắn vẫn phải đi 3 ngày mới về tới nhà, trong đó có 50km là cuốc bộ, băng rừng, lội suối… Mấy chục năm trời xa nhà, vượt mọi gian khổ và hiểm nguy để mưu cầu con chữ, bây giờ Pờ Hùng Sang đã là Bí thư Huyện đoàn Mường Nhé, một cán bộ trẻ đầy bản lĩnh, phẩm chất chính trị và trình độ để làm nòng cốt xây dựng và bảo vệ biên cương nước nhà. 

Và cũng chẳng khó để hiểu, những người ươm chữ như hai cô giáo nọ bỏ chạy về xuôi sẽ không bao giờ được nhắc đến. Còn những người anh hùng như thầy giáo Nguyễn Văn Bôn, cán bộ công an vũ trang (bộ đội biên phòng) Trần Văn Thọ, Tô Minh Điến… đã được người dân Mường Tè đặt tên cho những con dốc, con sông, con suối thân thương nhất.

Xin đừng ở mãi trên mây nữa!”
Hà Anh
 
 
vietha
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Miền Bắc oi nóng trước khi giảm nhiệt do hình thái thời tiết mới đổ bộ

Miền Bắc oi nóng trước khi giảm nhiệt do hình thái thời tiết mới đổ bộ

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Từ đêm 27- 31/5, Bắc Bộ khả năng có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to đến rất to.

Chi tiết danh sách địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Chi tiết danh sách địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Bộ LĐ-TB&XH, điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng là rất cần thiết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024.

Thành phố Hồ Chí Minh: Bất ngờ với mức hỗ trợ hàng tháng mà thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở có thể nhận được

Thành phố Hồ Chí Minh: Bất ngờ với mức hỗ trợ hàng tháng mà thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở có thể nhận được

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Thành phố Hồ Chí Minh đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và chế độ chính sách đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Bắt tạm giam đối tượng“Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”

Bắt tạm giam đối tượng“Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Quang Tùng (SN 2003, trú tại xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn) về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.

Biến động điểm chuẩn Học viện Hậu cần trong 3 năm gần đây tăng giảm thế nào?

Biến động điểm chuẩn Học viện Hậu cần trong 3 năm gần đây tăng giảm thế nào?

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là bảng điểm chuẩn Học viện Hậu cần trong 3 năm gần đây để phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo.

Bắt kẻ dùng súng giả uy hiếp 2 cô gái, cướp tài sản ở Nghệ An

Bắt kẻ dùng súng giả uy hiếp 2 cô gái, cướp tài sản ở Nghệ An

Pháp luật - 3 giờ trước

Liên quan vụ án cướp tài sản diễn ra trong cửa hàng điện thoại, lực lượng Công an Nghệ An đã bắt được đối tượng khi đang lẩn trốn ở Hà Nội.

Vợ chưa lành vết mổ đã vội xuất viện về chịu tang chồng gặp nạn trong đám cháy

Vợ chưa lành vết mổ đã vội xuất viện về chịu tang chồng gặp nạn trong đám cháy

Đời sống - 3 giờ trước

Vừa về quê một tuần để chăm sóc vợ, anh Tân vội quay lại Hà Nội làm việc rồi gặp nạn trong đám cháy, vợ anh nén nỗi đau xin xuất viện sớm để chịu tang chồng.

Thông tin bất ngờ về người phụ nữ bị lừa 30,2 tỉ đồng khi đăng ký chạy marathon

Thông tin bất ngờ về người phụ nữ bị lừa 30,2 tỉ đồng khi đăng ký chạy marathon

Pháp luật - 3 giờ trước

Để có tiền chuyển cho nhóm đối tượng lừa đảo với hy vọng lấy lại được số tiền đã chuyển để mua hàng, một nữ nhân viên kế toán đã “rút ruột” hơn 20 tỉ đồng của công ty.

Hà Nội khen thưởng thanh niên dùng búa tạ cứu người trong đám cháy ở Trung Kính

Hà Nội khen thưởng thanh niên dùng búa tạ cứu người trong đám cháy ở Trung Kính

Thời sự - 4 giờ trước

Ngày 25/5, UBND quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) đã khen thưởng đột xuất 4 công dân đã không quản hiểm nguy, cứu các nạn nhân bị mắc kẹt trong đám cháy xảy ra tại Trung Kính, phường Trung Hòa.

Nam công nhân bị máy trộn bột xoay hàng chục vòng

Nam công nhân bị máy trộn bột xoay hàng chục vòng

Đời sống - 4 giờ trước

Trong lúc làm việc, nam công nhân bất ngờ bị máy trộn bột cuốn vào trong, xoay hàng chục vòng gây thương tích nặng.

Top