Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tai họa do nhầm lẫn tên thuốc

Thứ ba, 10:29 10/07/2007 | Sống khỏe

Những tai biến do dùng sai thuốc vì nhẫm lẫn tên rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Có 2 nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn tên thuốc là do bác sỹ điều trị ghi đơn thuốc không rõ tên và do bệnh nhân không hiểu rõ về loại thuốc chống chỉ định với bệnh của mình.

Những nhầm lẫn nghiêm trọng khi dùng thuốc

Một bệnh nhân đến nhà thuốc hỏi mua loại thuốc bán không cần đơn là anacin. Thật ra, thuốc cần mua là anacin 3 (có số 3 ở sau chữ anacin) bởi vì người này có tiền sử bị viêm loét dạ dày không thể dùng anacin (là tên biệt dược của aspirin và aspirin chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày).

Bệnh nhân này phải dùng anacin 3 là biệt dược của paracetamol (paracetamol được xem không gây hại dạ dày giống như aspirin). Nếu dùng anacin bệnh nhân đó sẽ có nguy cơ rất lớn bị tai biến ở hệ tiêu hóa, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Do có sự nhầm lẫn giữa anacin 3 và anacin trong sử dụng thuốc mà nhiều trường hợp gặp tai biến của thuốc đã được báo cáo ở nhiều nước trên thế giới.

Trong tình hình rất nhiều loại thuốc được lưu hành với những tên thuốc na ná giống nhau như hiện nay, ta thấy luôn có nguy cơ đưa đến sự nhầm lẫn, dùng nhầm thuốc này sang thuốc kia.

Vì vậy, người chịu trách nhiệm về phân phối thuốc phải đọc thật kỹ đơn thuốc, không được suy diễn nếu chữ viết tên thuốc không rõ ràng dễ đưa đến sự nhầm lẫn. Bác sĩ viết đơn thuốc, đặc biệt tên thuốc, phải rõ ràng, dễ đọc. Ngay người sử dụng thuốc phải nghi ngờ, hỏi lại khi thấy tên thuốc muốn mua và thuốc được phân phối không tương hợp.

Ngoài tên thuốc, cần chú ý tới dạng thuốc hay còn gọi là dạng bào chế. Bởi vì hiện nay ngoài thuốc dạng cổ điển là viên nén, viên nang (còn gọi là capsule, viên nhộng) cho tác dụng nhanh và phải uống nhiều lần trong ngày, còn có dạng thuốc gọi là thuốc phóng thích dược chất kéo dài hay thuốc cho tác dụng kéo dài (TDKD).

Dạng thuốc mới này cũng có dạng viên nén, viên nang nhưng thường chỉ uống một lần trong ngày chứ không uống nhiều lần trong ngày và một viên chứa dược chất tương đương với 3 hoặc 4 viên dạng cổ điển thông thường.

Tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa dạng thuốc cổ điển và dạng thuốc TDKD. Do dạng thuốc TDKD có liều cao hơn dạng thuốc thông thường cho nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo quy định. Nếu uống sai có thể bị quá liều nguy hiểm.

Những điều cần ghi nhớ khi dùng thuốc

Cần viết và đọc kỹ tên thuốc để tránh nhầm lẫn tên thuốc và để biết dạng thuốc dùng có phải là dạng thuốc TDKD đã kể ở trên. Sau tên thuốc lưu ý chữ viết tắt cho biết thuốc TDKD, thí dụ: LP, LA, SR, CR, XL, XR, Retard, Repetabs,...

Nên hỏi kỹ bác sĩ điều trị, dược sĩ ở nhà thuốc về cách dùng thuốc và dùng đúng theo chỉ định về số viên cho mỗi lần, số lần dùng thuốc trong ngày và số ngày dùng trong đợt điều trị.

Đối với người cao tuổi dễ nhầm lẫn nên có người thân trẻ tuổi giữ thuốc và đưa thuốc khi dùng để tránh sự nhầm lẫn.

Theo Sức khỏe & Đời sống

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Người ngủ ngáy thường nói họ không ngáy, phải chăng do họ không hề nghe thấy tiếng ngáy của mình? Các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

Sống khỏe - 9 giờ trước

Một số nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khác biệt cùng với quá trình lão hóa, vì vậy việc đưa một số thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống có thể giúp mọi người làm chậm quá trình lão hóa.

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Sống khỏe - 16 giờ trước

Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

Top