Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại các bệnh viện phụ sản: Căng mình vì quá tải

GiadinhNet - Theo khảo sát của PV Báo GĐ&XH, tại các bệnh viện phụ sản, khoa sản ở các bệnh viện Trung ương đều đang trong tình trạng quá tải.

“Mẹ tròn con vuông”, “mẹ khỏe, con khóc” là mong mỏi chung của sản phụ, người nhà và đội ngũ y bác sĩ sản khoa.ảnh: V. Thu.

Sản phụ và gia đình đều chăm chăm lên bằng được tuyến trên để khám, điều trị, sinh nở...

Đòi lên bằng được tuyến trên

13h30, ngày 12/10, chúng tôi có mặt tại Khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Người lên xuống cầu thang tấp nập. Loanh quanh hai dãy bàn chờ đẻ gần chật kín người.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hiền (quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh)- người đang đi chăm con gái chờ sinh trong phòng mổ, không giấu được lo lắng, bồn chồn. Hỏi chuyện vì sao không để con gái sinh ở quê cho tiện, bà Hiền cho hay: Con gái lấy chồng 5 năm mới có tin vui, nên gia đình gìn giữ lắm! Chồng đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, vừa rồi nghe thông tin ở Bắc Ninh có tai biến sản khoa, không cần biết bệnh viện công hay tư, con rể điện thoại về “bắt” gia đình đưa vợ lên tuyến trên sinh bằng được. “Nếu sinh ở quê cũng chỉ tốn vài trăm nghìn thôi. Nhưng vì lo lắng tính mạng, sức khỏe của mẹ và em bé, nên có tốn thì cũng cứ đưa lên đây cho “lành” (!?).  Thế nên từ tuần 37, bỏ cả việc nhà, đồng áng, mẹ con khăn gói bế nhau lên Thủ đô ăn chực nằm chờ, sẵn sàng vào viện đẻ”, bà Hiền nói.

Theo các bác sĩ, tâm lý muốn lên tuyến trên cho “an toàn” là một trong những nguyên nhân khiến khoa sản, cũng như các bệnh viện sản khoa các thành phố lớn quá tải. PGS.TS Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho hay: Với tâm lý chuộng sinh con năm Thìn, số ca khám bệnh, sinh tại bệnh viện năm nay tăng khoảng 30%. Ngay tại phòng khám, ngày thường các năm trước chỉ 60-70 ca, bây giờ là 140-150 ca/ngày. Mỗi ngày bệnh viện có hơn 100 ca đẻ. Dự kiến con số này sẽ tăng lên trong những tháng cuối năm 2012.

Với áp lực là bệnh viện tuyến cao nhất của cả nước, BS Quyết cho hay: “50% số ca vào khám bệnh, điều trị và đẻ tại bệnh viện là vượt tuyến, đặc biệt là các ca bệnh nặng. Công suất giường bệnh tăng 100%, hầu như đều phải nằm đôi, nằm ba”.

TS.BS CKII Trần Ngọc Hà, Phó Trưởng khoa Phụ sản, BV Phụ sản- Nhi Đà Nẵng cho biết: Trung bình mỗi ngày khoa có 50 ca sinh. Những ngày cao điểm có thể tăng hơn rất nhiều. Lý giải cho hiện tượng tăng số bệnh nhân này, BS Ngọc Hà cho hay: Bệnh viện không chỉ tiếp nhận bệnh nhân tại Đà Nẵng mà còn tiếp nhận từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai... Nhiều bệnh nhân từ các huyện miền núi, miền biển xa xôi của Quảng Ngãi, Quảng Nam lặn lội ra đây để đẻ cho “chắc ăn” vì vừa rồi Quảng Ngãi để xảy ra một số vụ tai biến sản khoa đáng tiếc.

Tại BV Trung ương Huế, Th.S Bạch Cẩm An, Trưởng khoa Phụ sản, cho biết: Mỗi ngày, khoa có khoảng 50 ca sinh. Số sinh dự kiến năm nay sẽ tăng 30% so với các năm trước.

Ngược đời: Người nhà “chỉ định” mổ thay bác sĩ

Song song với số sinh tăng, năm nay, số lượng ca sinh bằng phương pháp mổ tăng hơn so với các năm trước. Ngoài các ca chỉ định mổ chuyên môn, thì theo các bác sĩ, một phần là do thai phụ và người nhà thay bác sĩ “chỉ định mổ”.

Tại khoa Sản BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, 25-30% số sinh mổ là do người nhà yêu cầu. Có nhiều thai phụ qua khám hoàn toàn bình thường, nhưng ngay từ lúc mang bầu đã nhất nhất đòi sinh mổ bằng được. “Thậm chí, có người ngay khi nhập viện đã khẩn thiết viết tay “Đơn xin được mổ đẻ”. Với những trường hợp này, chúng tôi đều phải giải thích cho thai phụ và người nhà, BS Ngọc Hà cho biết. Tại khoa Đẻ, BV Phụ sản Trung ương, hay khoa Phụ sản - BV Trung ương Huế, số ca đẻ mổ cũng chiếm 40%.

Theo tư vấn của BS Lê Thiện Thái – Trưởng khoa Đẻ, BV Phụ sản Trung ương: Chỉ định mổ là những sản phụ không thể đẻ được đường dưới do khung chậu người mẹ, thai to, ngôi bất thường, mổ đẻ cũ, rau tiền đạo, nhau bong non, các bệnh nặng của mẹ... “Đôi khi nguy cơ đẻ mổ tai biến có thể cao hơn đẻ thường. Đẻ mổ còn tiêu tốn một lượng kinh phí vật chất của nhà nước và bệnh nhân, hậu sản kém hơn, những lần có thai sau sẽ khó khăn, vất vả hơn. Chúng tôi đã giải thích cặn kẽ cho người nhà, nhưng họ vẫn nhất nhất đòi can thiệp vào quyết định đẻ mổ”, BS Thái chia sẻ.

Bác sĩ vận hành thêm 100% công suất

“Bệnh nhân đông, nhưng giường bệnh, bàn đẻ, số bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh vẫn giữ nguyên, chưa kể số lượng nghỉ thai sản hay đi học thêm... Chúng tôi lại là bệnh viện ngành cao nhất, không thể chuyển bệnh nhân đi đâu được nữa, do đó, không có cách nào khác là phải nỗ lực hết công suất” – BS Quyết nói. BS An chia sẻ: BV Trung ương Huế đã tăng thêm cho Khoa Phụ sản 10 giường bệnh. Dù đỡ được một phần nhưng quả thực con số này là “muối bỏ bể”. Chúng tôi động viên nhân viên khám bệnh phải làm thế nào để giải phóng giường bệnh sớm, theo dõi kỹ bệnh nhân để họ có thể ra viện sớm, tạo điều kiện luân chuyển giường bệnh. Cứ sáng thứ Hai, các khoa phòng đều chật cứng người do lượng người chờ thứ Bảy, Chủ nhật dồn ứ lại. 

Theo BS Ngọc Hà, nếu trước đây, một ca trực của khoa có 6 nữ hộ sinh thì năm nay phải tăng lên 8 người, y tá trực 3 ca 4 kíp, khoảng 12 tiếng, thay nhau làm ngày đêm. Bác sĩ thì trực 24/24. Đội ngũ bác sĩ cũng tăng từ 5 lên 7 người.

Tại BV Phụ sản Trung ương và BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, lãnh đạo bệnh viện cũng tăng cường bác sĩ cột 1, cột 2 cho mỗi ca trực. Đó là những người có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững, được làm “cơ trưởng” trong ca trực, điều hành toàn bộ ca trực. Ngoài giờ hành chính, đây là người thay mặt ban chủ nhiệm khoa. Riêng tại BV Phụ sản Trung ương, trước áp lực số sinh đông, bệnh viện đã tăng cường thêm 2 bác sĩ cột 2. Tại phòng khám, cũng tăng cường thêm bác sĩ cột 1 trực thường xuyên để giải quyết các vấn đề. Tại khoa Đẻ  luôn có 10 bác sĩ. Trực thường xuyên tại khoa có khoảng 30 nhân viên. Từ đầu năm đến nay có 17.000-18.000 ca đẻ tại khoa, bằng tổng số sinh của năm ngoái.

Theo bác sĩ Ngọc Hà: Tỷ lệ tai biến sản khoa cho phép là 75/10.000 ca sinh. Có những ca tai biến do nguyên nhân bất khả kháng.

“Có những trường hợp trong quá trình vận chuyển đã xảy ra tai biến, khi đến với bác sĩ tuyến trên đã quá muộn. Đa số là ca nặng như non tháng, tiền sản giật, phổi, lao, badedol, thận... tuyến dưới không xử lý được thì chuyển lên bệnh viện chúng tôi. Dù đã giải thích nhưng có khi người nhà bệnh nhân do áp lực tâm lý, không hiểu nên cứ cho rằng bác sĩ tắc trách!”, BS Thái ngậm ngùi chia sẻ.

 Thu Nguyên

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top