Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suýt mất mạng vì tân trang “lá nho”

Thứ hai, 09:26 12/01/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đầu tuần qua, Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đã điều trị một trường hợp thủng trực tràng sau khi may thẩm mỹ tầng sinh môn. Không chỉ gây thủng trực tràng, việc may thẩm mỹ tầng sinh môn tại các cơ sở y tế không đảm bảo điều kiện có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho khách hàng như chảy máu ồ ạt, sốc thuốc tê dẫn tới tử vong…

 

May thẩm mỹ tầng sinh môn cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế có đủ điều kiện, có độ an toàn cao (ảnh minh họa). 	  ảnh: V. T
May thẩm mỹ tầng sinh môn cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế có đủ điều kiện, có độ an toàn cao (ảnh minh họa). ảnh: V. T

 

Làm đẹp “vùng kín” bị thủng trực tràng

Bác sĩ Trần Phùng Dũng Tiến, Phó khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Bệnh nhân là chị Trần H.P (SN 1988, trú tại quận Tân Phú, TPHCM) được đưa tới trong tình trạng gây mê trợ thở nội khí quản, mạch nhanh. Sau khi thăm khám, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị chảy máu tầng sinh môn, tầng sinh môn có máu cục, rách âm đạo và vách trực tràng. Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu.

Các bác sĩ đã khâu lại chỗ rách, cầm máu, đặt ống xông tiểu. Để tránh nhiễm trùng, các chuyên gia y tế phải đưa đại tràng ra bên ngoài, làm hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân. “Khoảng 6-8 tuần nữa, khi vết mổ hoàn toàn lành, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật đưa đại tràng về vị trí ban đầu”, bác sĩ Trần Phùng Dũng Tiến nói. Cũng theo bác sĩ Dũng Tiến, chưa thể nhận định trước về di chứng sau này của bệnh nhân. Đây không phải lần đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy phải “sửa chữa” lại tầng sinh môn cho các bệnh nhân.

Trước đó, theo lời kể của chị P, cuối tháng 12/2014, chị được bạn bè giới thiệu đến một phòng khám tư để thực hiện phẫu thuật tân trang, thu hẹp “lá nho” với giá 2,5 triệu đồng. Sau phẫu thuật khoảng nửa tiếng, chị thấy mình có cảm giác rất đau, máu chảy nhiều. “Bác sĩ phẫu thuật vội vàng đặt thuốc vào hậu môn để giảm đau cho tôi. Nhưng máu chảy nhiều đến nỗi thuốc trôi cả ra ngoài. Sau đó, phòng khám chuyển tôi đến bệnh viện gần đó để cấp cứu, tôi bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình lại đang ở Bệnh viện Chợ Rẫy”, chị P kể lại. Được biết, phòng khám này không được cấp phép thực hiện kỹ thuật may thẩm mỹ tầng sinh môn nhưng vẫn thực hiện và đã để xảy ra tai biến.

Trước đó, tháng 8/2014, một sản phụ trong khi sinh đã tử vong tại Bệnh viện An Sinh (Đồng Nai). Theo người nhà sản phụ, nguyên nhân được xác định có liên quan đến việc sản phụ này đã thực hiện may thẩm mỹ tầng sinh môn. Tuy nhiên, bệnh viện không thừa nhận điều này.

“Áp lực” của nhiều phụ nữ

Nhớ lại ca rách vết khâu tầng sinh môn cách đây 2 năm, chị Hoàng T.H (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn còn rùng mình. Sau khi sinh cháu đầu, chị được may thẩm mỹ tầng sinh môn nhưng 2 tuần sau thì phát hiện bị tuột mấy mũi chỉ, vết khâu hở toác ra, chị quay lại bệnh viện nơi chị đăng ký sinh để khâu lại. “Lúc đẻ, bác sĩ gây tê màng cứng nên lúc khâu không việc gì. Khi vào khâu lại, bác sĩ tiêm thuốc tê thì bị dị ứng thuốc tê. Nằm trên bàn đẻ cho bác sĩ khâu lại, người tôi “giật đùng đùng” không kiểm soát được các hành vi của mình, riêng đầu óc thì vẫn tỉnh. Nhưng khâu rồi về mấy hôm chỉ lại bung ra, phải vào viện tiếp. Lúc đấy vết hở cũng khô rồi nên khâu lại “nó” cũng không liền với nhau. Phải hơn 2 tháng sau, tôi mới hết đau…”, chị Hoàng T.H sợ hãi kể lại.

Trên các diễn đàn có sự tham gia của đông đảo chị em, đây là đề tài thu hút sự quan tâm của không ít thành viên. Nhiều chị em sau sinh rất lo lắng về việc “gần gũi” với chồng khi “chỗ ấy” không còn như trước. Thành viên có tên meBongxu… tâm sự: “Sau tập 1, chỗ ấy của mình cứ như “gió vào nhà trống”, xuống cấp quá thể! Chưa kịp “tân trang” thì đã dính tập 2! Không biết rồi sẽ như thế nào đây!”. Bình luận ngay tâm sự của “chủ top”, thành viên Susuyeu góp lời: “Hai lần sinh xong, mỗi lần “gần” chồng, tới những phút cao trào, tôi cảm giác anh xã cứ như đi vào khoảng trống còn bản thân tôi thì hụt hẫng không để đâu cho hết! Cứ thế này thì sợ anh xã lại tìm “cảm giác” ở ngoài mất thôi!”.

Áp lực “giữ hạnh phúc gia đình”, “đẹp lòng ông xã” cứ thế đè nặng tư tưởng. Nhiều chị em rỉ tai nhau về các cách làm đẹp “vùng kín”. Tuy nhiên, nhiều chị em do cảm giác ngại ngần vì đây là việc nhạy cảm nên thường “bấm bụng làm liều”, tìm đến các cơ sở để “tân trang” bởi tin vào lời quảng cáo “đẹp như thuở đôi mươi” mà không tìm hiểu xem phòng khám đó có được cấp phép làm thủ thuật này hay không?

Nên thực hiện tại cơ sở y tế đủ điều kiện an toàn

“Chất lượng cuộc sống tăng lên, nhu cầu làm đẹp của chị em tăng cũng là điều dễ hiểu”, TS.BS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ.

Khi sinh tự nhiên theo đường cổ truyền, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn để tránh gây tổn thương các bộ phận xung quanh bộ phận này. Sau sinh, bác sĩ sẽ may lại đường rạch này, không cắt bỏ niêm mạc (gọi là may thường). Đây là chỉ định phổ biến từ lâu nay. Còn may thẩm mỹ tầng sinh môn không phải là kỹ thuật cấp cứu hay vì bệnh lý mà liên quan đến thẩm mỹ. Khi may thẩm mỹ, bác sĩ cắt bỏ da, niêm mạc, chỉnh gọn và thu nhỏ thành âm đạo... tức là có xâm lấn và có thể có biến chứng.

TS.BS Vũ Bá Quyết khẳng định: May thẩm mỹ tầng sinh môn là một loại phẫu thuật, phải được thực hiện ở nơi có điều kiện thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, gây mê hồi sức, có độ an toàn phòng mổ… Đồng tình với quan điểm này, TS.BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng, đây là một loại phẫu thuật có liên quan đến giảm đau, gây tê… do đó, biến chứng có thể xảy ra, thậm chí có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn máu, mất máu…

Theo các chuyên gia sản khoa, thủng trực tràng (như trường hợp của bệnh nhân Trần H.P trên đây) là một trong những biến chứng dễ gặp nhất trong thủ thuật may thẩm mỹ tầng sinh môn. Ở người phụ nữ, tầng sinh môn có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung như bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Hiểu nôm na thì tầng sinh môn và trực tràng có vị trí gần nhau, do đó khi thực hiện may lại tầng sinh môn, thủng trực tràng là tai biến dễ gặp nhất. “Tuy ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì may thẩm mỹ tầng sinh môn, nhưng trên thực tế, nếu không được phát hiện sớm tai biến thủng trực tràng này và may lại ngay, để chảy máu, mất máu nhiều, bệnh nhân có thể tử vong”, TS.BS Vũ Bá Quyết nói.

 

Các chuyên gia sản khoa chia sẻ rằng, một tai biến khác mà may thẩm mỹ tầng sinh môn cũng hay gặp, đó là mâu thuẫn trong quan điểm về cái đẹp. “Tôi thường bảo với học trò của tôi, làm nghề “làm đẹp” này, rất dễ mua nhà nhưng cũng rất dễ bán nhà vì khách hàng “bắt đền”, TS.BS Vũ Bá Quyết chia sẻ.

 

(Còn nữa)

Thu Nguyên 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Top