Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Suy diễn như vậy là không đúng”

Thứ năm, 09:45 11/03/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sáng 11/3, TS. Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ khẳng định như vậy, khi nói về việc một số tờ báo và trang tin điện tử viết thêm, tự giải nghĩa nhóm đối tượng 2 của Điều 2, Nghị định 20/2010/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số.

 
 
 
“Tôi thấy rất buồn khi Nghị định mới được Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành ngày 8/3 thì ngày 10/3 một số phương tiện thông tin đại chúng đã đăng Nghị định không chính xác. Chính vì thế đã gây nên bức xúc trong dư luận xã hội, đặc biệt ở khoản 2, Điều 2 của Nghị định. Tại khoản 2, Điều 2 của Nghị định (hay còn gọi là nhóm đối tượng thứ 2 được coi là “không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con”) đã được nêu rất rõ là: “Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên”. Tuy nhiên, một số báo lại viết thêm một đoạn đằng sau “có nghĩa là họ tiếp tục được sinh lần 2, cho dù số con của họ trên thực tế đã vượt quá 2” – đây là sự suy diễn hoàn toàn không đúng. Quả thật, đây là một sự việc rất đáng tiếc, phóng viên nào đã tự thêm một đoạn vào một văn bản quy phạm pháp luật - Nghị định của Chính phủ vừa mới ban hành, rồi các báo khác lại vội vàng copy lại mà không kiểm tra lại thông tin là một việc làm rất tắc trách, tùy tiện, cần được nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.”
 
Cũng liên quan đến việc một số cơ quan báo chí và trang tin điện tử đăng tải không chính xác nội dung của Nghị định số 20/2010/NĐ-CP, sáng nay (11/3), Tổng cục DS-KHHGĐ đã có công văn số 148/TCDS-TTGD, gửi Cục Báo chí, Cục Quản lý Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó nêu rõ: “Sự suy diễn, bình luận sai lệch nội dung của Nghị định số 20/2010/NĐ-CP nói trên của các cơ quan báo chí lại một lần nữa tiếp tục làm cho người dân hiểu sai về chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, mặc dù chính sách này đã được quy định rất cụ thể tại Điều 1 của Pháp lệnh số 08/2008/UBTVQH12 ngày 27/12/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003:

Điều 1. Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 như sau:

“Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;

3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.

Công văn đề nghị: “Để khắc phục tình hình nêu trên, góp phần tạo dư luận xã hội tích cực và động viên các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt chính sách dân số của Đảng và Nhà nước. Tổng cục Dân số - KHHGĐ thuộc Bộ Y tế trân trọng đề nghị Cục Báo chí, Cục Quản lý Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, đặc biệt là các Báo điện tử phải tuyên truyền đúng chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về DS-KHHGĐ, đồng thời yêu cầu các cơ quan báo chí đã tuyên truyền không đúng nội dung Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ phải gỡ bỏ và đính chính ngay nội dung đã tuyên truyền, phổ biến sai trên mặt báo”. 

Dưới đây, Báo Gia đình & Xã hội đăng toàn văn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số và Nghị định Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số:
 
PHÁP LỆNH SỐ 08/2008/PL-UBTVQH12 NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2008
CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ SỬA ĐỔI ĐIỀU 10 PHÁP LỆNH DÂN SỐ
 
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2008/QH12 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011);

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11.

Điều 1. Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 như sau:

“Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;

3. Bảo vệ sức khoẻ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2009.
 
                                                         Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2008

                                                     TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

                                                                                  Chủ tịch

                                                                                    (Đã ký)

                                                                         Nguyễn Phú Trọng

 
 
NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2010/NĐ-CP NGÀY 8/3/2010 CỦA CHÍNH PHỦ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI ĐIỀU 10 CỦA PHÁP LỆNH DÂN SỐ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số.

Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng mà một hoặc hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, định kỳ 5 năm, công bố tên dân tộc có số dân dưới 10.000 người, tên dân tộc có tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết (dân tộc có nguy cơ giảm số dân).

2. Bộ Y tế ban hành danh mục dị tật, bệnh hiểm nghèo để xác định đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2010.

2. Bãi bỏ những quy định trái với quy định của Nghị định này.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cặp vợ chồng, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

                                                                                     T.M CHÍNH PHỦ

                                                                                        THỦ TƯỚNG

                                                                                              (Đã ký)

                                                                                    Nguyễn Tấn Dũng
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top