Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sức sống mới ở Trường Sa

Chủ nhật, 08:36 20/05/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Dẫu còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng với tinh thần “cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì Tổ quốc”, giờ đây, cuộc sống trên các điểm đảo trong Quần đảo Trường Sa mỗi ngày đang được thay da đổi thịt và phủ lên mình một sức sống mới của màu xanh đầy hi vọng vào ngày mai.


Làm lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.

Làm lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.

Cuộc sống trên đảo khởi sắc từng ngày

Sáng 8/5, con tàu mang số hiệu KN 490 của Quân chủng Hải quân do Đại tá Bùi Văn Thiết - Chủ nhiệm hậu cần Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn đã chính thức đưa đoàn công tác số 14 khởi hành ra Trường Sa từ vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa. 13h ngày 9/5, tàu cập bến đầu tiên là đảo Song Tử Tây trong niềm hân hoan, háo hức của hơn 200 cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên đến từ các đơn vị như: Quân chủng Hải quân, Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng cục 5 (Bộ Công an), Bộ tư lệnh Cảnh vệ (Bộ Công an), Ngân hàng chính sách Việt Nam, Cục Vận tải (Tổng cục Hậu cần), Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Đoàn nghệ thuật tỉnh Bình Thuận… và nhiều cơ quan, ban, ngành khác. Sau 9 ngày hành trình trên biển với các hoạt động dày đặc, đoàn đã đến thăm các đảo: Song Tử Tây, Đá Nam, Sơn Ca, Đá Thị, Sinh Tồn, Cô Lin, Tốc Tan C, Phan Vinh B, Đá Đông A, Trường Sa, Nhà giàn DK1.

Tại đảo Song Tử Tây, Đoàn công tác số 14 đã không khỏi xúc động khi được các cán bộ, chiến sĩ, người dân và các em nhỏ gửi trao những tình cảm nồng ấm. Sau khi dâng hương tưởng niệm ở Đền thờ Trần Hưng Đạo, Đoàn đã tổ chức tặng quà các chiến sĩ và thăm hỏi các hộ dân sinh sống trên đảo. Nếu không nói trước đây là đảo, hẳn nhiều người sẽ lầm tưởng đang đi thăm cuộc sống trên đất liền. Các hộ dân ở đây chủ yếu đến từ Khánh Hòa, sau nhiều năm sinh sống tại đảo, họ đã phủ lên Song Tử Tây màu xanh của thiên nhiên, cây cỏ và bầu không khí sung túc, rộn ràng. Kế bên ngay các nếp nhà là lớp học của trẻ nhỏ. Các hộ dân ở đây cho biết, từ khi đến đây, những đứa trẻ gần như không bị ốm đau gì do được sống trong những căn nhà khang trang, sạch đẹp và không khí trong lành của biển. Thế nên, khi phải trở về đất liền để bảo đảm việc học cho các em (vì trên đảo chỉ có mầm non và tiểu học), nhiều hộ gia đình không khỏi luyến tiếc, nhớ nhung sau một thời gian đã gắn bó với nơi đây như quê hương thứ 2 của mình.

Đảo Sinh Tồn cũng có các đơn vị hành chính tương tự như đảo Song Tử Tây. Bên cạnh các đơn vị quân đội, trên đảo có các hộ dân sinh sống, có các công trình dân sự, văn hóa như: Trụ sở UBND xã, Nhà văn hóa, trạm khí tượng thủy văn, trường học, trạm y tế, chùa Song Tử… Nơi đây không còn cảnh đợi mưa như trong bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” viết năm 1982 của nhà thơ Trần Đăng Khoa với những câu như: “Dù chẳng mưa chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt biển/Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão...”. Ngày nay, Sinh Tồn tuy vẫn còn khó khăn nhưng đã khác trước rất nhiều. Trên đảo nuôi được lợn, gà, vịt, chó… trồng các loại rau như rau cải, rau muống, mồng tơi và rau đay bằng đất chở từ đất liền ra. Nước sinh hoạt được đáp ứng đầy đủ, rau xanh trồng tươi tốt sau nhà. Ngày ngày rộn ràng với các lớp học và vui chơi, nô đùa của trẻ nhỏ.

Tự hào vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc


Lớp học ở đảo Song Tử Tây.

Lớp học ở đảo Song Tử Tây.

Chứng kiến sự đổi thay của đời sống trên đảo, một cựu chiến binh từng có 4 năm tham gia lực lượng Hải quân Vùng 4 tại Cam Ranh hồi những năm 80 đã không khỏi bồi hồi xúc động khi nhiều năm rồi ông mới có dịp trở lại thăm Trường Sa. Trực tiếp thăm và trò chuyện với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo, ông bảo: “Đời sống của các chiến sĩ dù vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng so với thời của chúng tôi nhiều năm trước thì quả thật là rất đáng mơ ước. Ngày đó, phải vài tháng mới có chuyến tàu ra thăm đảo, mang theo lương thực thực phẩm, thuốc men, đồ dùng sinh hoạt... Ra được đến nơi thì có khi gạo đã mốc hoặc không còn chất nữa. Cả tháng mới được tắm một lần, rau xanh là thứ cực kỳ xa xỉ nên ai cũng gầy gò vì thiếu chất. Mỗi tháng chỉ được cấp 2 viên B1/người, chế độ đãi ngộ cũng không nhiều như bây giờ. Thế nhưng, sức trẻ đã khiến chúng tôi vượt qua tất cả để hết mình vì chủ quyền biển đảo. Bây giờ nhìn lứa thanh niên thế hệ con cháu mình được sống đầy đủ như thế này mới thấm thía sự nỗ lực cố gắng của Đảng, nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và các tổ chức đã dành cho Trường Sa”.

Các cựu chiến binh cũng chia sẻ rằng, họ đã phải đăng ký nhiều lần mới được “hiện thực hóa” ước mơ đến với Trường Sa. Thế nên, nhìn thấy các bạn trẻ được đến thăm đảo ở tuổi đôi mươi như vậy, theo các cựu chiến binh, đó là một điều hết sức may mắn. Họ được tuyển chọn từ hàng trăm bạn trẻ khác nên ai cũng mang trong mình niềm xúc động và tự hào khi được đặt chân lên vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Để đến với chuyến đi này, các đơn vị đã lên kế hoạch tổ chức từ trước đó vài tháng, với nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi. Các phần quà cũng được “khảo sát” từ trước để đảm bảo mang đến sự thiết thực, tiện dụng nhất cho các chiến sĩ, như: Ti vi, máy in, máy xay thực phẩm, các hạt giống rau, máy cắt tóc…

Khi đến thăm đảo Song Tử Tây, chứng kiến cảnh ngư dân gặp nạn đang nằm điều trị, ngoài các suất quà đã chuẩn bị từ trước, đoàn công tác cũng đã có những món quà để động viên kịp thời cho các hộ dân về vật chất, để họ yên tâm chữa trị, sớm trở lại với hoạt động vươn khơi. Một phong trào phát động quyên góp cũng được các đoàn viên thanh niên kêu gọi ngay trong chuyến đi, với số tiền lên đến 200 triệu đồng đã chứng tỏ sự lan tỏa đầy thiết thực từ sức trẻ.

Háo hức nhất là các chiến sĩ ở đảo Cô Lin, khi đảo có thêm công trình nhà văn hóa đa năng khang trang, rộng rãi. Tại đây có các phòng sinh hoạt chung, phòng tập thể dục thể thao, nơi ở, thư viện, phòng chăm sóc sức khỏe cho các chiến sĩ; đồng thời để trợ giúp, cấp cứu kịp thời cho các ngư dân khi tham gia đánh bắt trên biển. Công trình do Ngân hàng NN&PTNT đầu tư thực hiện với kinh phí lên đến 37 tỷ đồng.

Xúc động với các hoạt động tưởng niệm


Cuộc sống của người dân trên đảo Song Tử Tây. ẢNh: Thanh Hà

Cuộc sống của người dân trên đảo Song Tử Tây. ẢNh: Thanh Hà

Đến với Trường Sa không chỉ có niềm vui, những lời ca tiếng hát mà còn có cả những giây phút lắng đọng và những giọt nước mắt. Đoàn đã tổ chức các hoạt động tưởng niệm, dâng hương đầy ý nghĩa để tưởng nhớ các chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tại thị trấn Trường Sa, đoàn được chứng kiến nhiều nghi lễ trang trọng như chào cờ, duyệt binh, thăm viếng nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tại Đài tưởng niệm các liệt sĩ. Ngày 11/5, trước khi đến thăm đảo Cô Lin, đoàn đã tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao và thềm lục địa Nhà giàn DK1. Lễ tưởng niệm đã một lần nữa nhắc lại chiến công, sự mưu trí và dũng cảm trong sự kiện ngày 14/3/1988 của các chiến sĩ tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 thuộc Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, Lữ đoàn công binh 83 Hải quân và tấm gương Anh hùng liệt sĩ của Trung tá Trần Đức Thông - Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Anh hùng liệt sĩ Thiếu úy Trần Văn Phương - Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma…

9 ngày đi thăm và làm việc ở 10 đảo và Nhà giàn DK1 của Đoàn công tác số 14 tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ cho đoàn. Không chỉ giúp hiểu rõ hơn về biển, đảo, về Trường Sa, Nhà giàn DK 1, trực tiếp nhìn thấy được những khó khăn, gian khổ, sự cống hiến hi sinh thầm lặng của các cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam sẽ là những bài học giá trị để mỗi người thấm thía hơn tinh thần “cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì Tổ quốc”.

Trong chuyến đi, đoàn công tác đã phát động cuộc thi sáng tác về Trường Sa bao gồm các thể loại: Thơ, văn, bút ký, ảnh, clip… Kết quả, BTC đã trao các giải thưởng: Giải đặc biệt thuộc về chùm tác phẩm tản mạn, tùy bút, thơ của tác giả Nguyễn Văn Học (Báo Nhân dân); 2 giải Nhất gồm: Để Trường Sa luôn là “tháng năm rực rỡ” của tác giả Thanh Hà (Báo Gia đình&Xã hội), Lính đảo Trường Sa của tác giả Phan Thanh Bình (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Tây Nguyên); 3 giải Nhì gồm: Chùm thơ không đề của Đại đức Thích Thanh Thụy (Giáo hội Phật giáo tỉnh Nam Định), Đồng đội ơi của tác giả Thanh Tùng (Báo Hải quân), Nếu có thể của tác giả Nguyễn Tiến Dũng (Gia Lai); 5 giải 3 gồm: Nhật ký Trường Sa (Vũ Cao Khảng), Gạc Ma một vòng tròn bất tử (Nguyễn Thanh Phúc), Giữ biển (Nguyễn Tuấn Trung), Hành trình đến với Trường Sa (Nguyễn Thị Phương), Tâm tình người lính đảo (Võ Trần Mai Phương). Các tác phẩm đoạt giải sẽ được đưa vào kỷ yếu Trường Sa để làm quà tặng kỷ niệm cho các đại biểu trong chuyến đi.

Thanh Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguyễn Thanh Tuân, kẻ reo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ reo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Pháp luật - 36 phút trước

GĐXH - Trong nhiều năm, khi công an triệt phá các đường dây ma túy lớn thì phát hiện một số đầu mối dẫn tới người tên Trăng (trú tại Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La). Trăng là ai mà đứng sau các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn đến vậy?

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Xã hội - 1 giờ trước

TPO - Vụ nổ lò hơi đã làm 6 người tử vong tại hiện trường, nhiều người bị thương đang được cấp cứu

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Đời sống - 2 giờ trước

Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển ven đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và được chính quyền, người dân tổ chức chôn cất theo phong tục địa phương.

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương mới, từ ngày 1/7/2024, ba loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng.

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Gần sáng nay (1/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3.

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 4 giờ trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 4 giờ trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 13 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Top