Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viêm gan C: "Sát thủ" kín tiếng

Thứ hai, 11:45 26/11/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet - viêm gan C là bệnh nguy hiểm, dễ dàng chuyển thành xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan C: "Sát thủ" kín tiếng 1

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc đang khám cho bệnh nhân viêm gan C.
Ảnh: H.Nam.

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, Trưởng phòng Viêm gan (Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai) cho biết, đa số những người mắc bệnh viêm gan C không biết mình mắc bệnh vì đây là một căn bệnh do virus biểu hiện âm thầm. Trong khi đó, viêm gan C là bệnh nguy hiểm, dễ dàng chuyển thành xơ gan, ung thư gan.

Bán nhà để chữa bệnh

Ông L.T.P (55 tuổi, ở Hải Dương) được chuyển xuống BV Bạch Mai với kết luận của các bác sĩ địa phương là “viêm gan nặng”. Sau khi được làm các xét nghiệm, ông P mới biết mình bị viêm gan siêu vi C mạn tính. Ông phải bán đất, bán nhà để điều trị nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Bà N.T.T (vợ ông P) nghẹn ngào nói: “Tôi có nghe người ta nói viêm gan siêu vi C, nhưng hầu như chẳng ai quan tâm, bị phát bệnh rồi mới biết nó nguy hiểm đến như vậy”.

Trường hợp của ông L.T.P còn may mắn hơn trường hợp của chị P.T.M (45 tuổi ở Nam Định). Tháng 7/2012, chị nôn ra máu vì xuất huyết dạ dày. Đi khám mới hay chị bị ung thư gan, nguyên nhân từ viêm gan C (VGC). Triệu chứng xuất huyết dạ dày chỉ là di căn mà bệnh ung thư gây ra. Sau 4 tháng điều trị không tiến triển, các bác sĩ đã “trả” chị về nhà.

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, VGC có đường lây nhiễm giống như HIV. Con đường thứ nhất là tiêm chích ma túy, đường truyền máu và các chế phẩm máu, chạy thận nhân tạo chu kỳ, xăm mắt, xăm môi, cạo râu. Và việc làm đẹp như xăm và cạo râu nếu các dụng cụ không được vô trùng, lại có virus thì rất dễ nhiễm VGC. Đây là con đường mọi người thường chủ quan nhất.

Đường thứ hai có thể lây nhiễm VGC là lây từ mẹ sang con, nhưng tỉ lệ thấp, trừ những phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV và tải lượng virus cao. Đường thứ ba là lây qua đường tình dục, đặc biệt là tình dục đồng giới và nhiều bạn tình. VGC không lây qua ăn uống và tiếp xúc thông thường.

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cũng cho biết, VGC khác nhiễm viêm gan B. Nếu như nhiễm viêm gan B ở  người lớn sau 15 tuổi thì 90% tự mất virus, 10% chuyển sang mạn tính thì nhiễm viêm gan C có tới 70% - 80% chuyển sang mạn tính.

70% số người nhiễm là nam giới
 

Mỗi đợt điều trị viêm gan C từ 6 đến 12 tháng, có những người phải điều trị lâu hơn. Tiền điều trị có thể được thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định. Thường khi bệnh nhân điều trị nội trú (một bệnh nhân thường điều trị tối đa một tháng cho một đợt điều trị nội trú) đều được thanh toán bảo hiểm.

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc

Theo BS Cao Thị Thanh Thủy, nguyên bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới TƯ, khi mắc VGC mãn tính bệnh sẽ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. 20% người nhiễm là phụ nữ, thanh niên, khỏe mạnh và không có bệnh kèm theo. 70% người nhiễm là nam giới, người lớn tuổi, có tiền sử nhiều bệnh, hút thuốc, uống rượu.

“Hiện chưa có vaccine phòng VGC mà chỉ khi phát hiện sẽ điều trị bằng thuốc. Giá thành điều trị của một liệu trình trong 48 tuần lên tới 180 triệu đồng mỗi bệnh nhân. Chỉ với xét nghiệm chẩn đoán VGC như xét nghiệm tải lượng virus là 1,8 triệu đồng. Từ khi nhiễm bệnh, mỗi đợt xét nghiệm đều không dưới 5 triệu đồng. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, sẽ phá hủy gan và dẫn tới ung thư gan”, BS Thanh Thủy cho biết.

BS Khuất Thị Hải Oanh, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng cho biết, giá thuốc điều trị VGC hiện rất đắt và là trở ngại lớn trong điều trị cho bệnh nhân. Giá điều trị mỗi bệnh nhân tại Việt Nam hiện lên tới 10.000 USD (hơn 200 triệu đồng) một năm. Với chi phí quá cao như vậy, người bệnh thường bỏ điều trị.

“Nhiều người quan niệm VGC ít nguy hiểm hơn viêm gan virus B nên chủ quan trong phòng ngừa và điều trị, dẫn đến chuyển qua xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong. Đây là một bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện kịp thời thì vẫn điều trị khỏi”, BS Ngọc cảnh báo.

Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế đến nay đã có 2 triệu người mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm gần 4%. Nguy hiểm hơn khi có 85% trường hợp nhiễm VGC sẽ diễn tiến thành viêm gan siêu vi C mạn tính trong khoảng 10 đến 20 năm.
 
Hoài Nam
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 1 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 4 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 5 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 6 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Top