Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tháng 5 căng mình chống dịch

Thứ tư, 13:14 27/05/2009 | Y tế

Giadinh.net - Dịch tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả nguy hiểm, dịch cúm A/H1N1, dịch sốt xuất huyết... liên tiếp xảy ra trong tháng 5. Việc toàn ngành y tế căng hết sức để phòng chống dịch đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao.

Nhiều đối sách với cúm A/H1N1

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A/H1N1 trên thế giới, Bộ Y tế đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp đối phó với dịch cúm này, như chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng 63 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương tăng cường giám sát, đặc biệt là tại các cửa khẩu, để phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nhiễm cúm A/H1N1; gửi công văn cho Sở Thông tin Tuyên truyền của 63 tỉnh, thành đề nghị phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng cúm A/H1N1.

Bộ Y tế đã theo dõi, chỉ đạo công tác kiểm dịch y tế biên giới; thường xuyên họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người để kịp thời chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch triển khai các biện pháp phòng chống cúm A/H1N1: Phân công trực 24/24 giờ, đặc biệt trong dịp lễ 30/4, 1/5; báo cáo hàng ngày tình hình khách nhập cảnh, tổng hợp khách nhập cảnh từ vùng dịch nhập cảnh vào Việt Nam, quản lý và theo dõi những trường hợp nghi ngờ.
 
Ngành y tế luôn chủ động phòng dịch. (Ảnh: TG)
 
Tổng hợp tình hình hiện trạng và nhu cầu trang thiết bị của các trung tâm kiểm dịch để phục vụ công tác phòng chống dịch cúm A/H1N1 xâm nhập vào Việt Nam; Xây dựng quy trình kiểm dịch y tế đối với bệnh cúm A/H1N1 tại cửa khẩu; Chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch y tế cửa khẩu tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm tại các cửa khẩu về dịch cúm A/H1N1; Chỉ đạo các cơ sở điều trị phải sẵn sàng đủ cơ số thuốc, hoá chất, vật tư để thu dung, điều trị, cách ly khi có bệnh nhân; Xây dựng thông điệp khuyến cáo cộng đồng về phòng chống dịch; Cẩm nang phòng chống cúm A/H1N1...
 
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Bộ đang xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước ăn uống; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước sinh hoạt; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục quốc dân; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh; Thông tư hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng; Hướng dẫn Quy trình lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt và báo cáo nghiệm thu các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
 
Cảnh giác cao với dịch bệnh
 
Bộ đã tổ chức Hội thảo phổ biến, hướng dẫn triển khai kế hoạch thông tin - giáo dục - truyền thông thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho 63 tỉnh, thành phố; Giao lưu trực tuyến với 63 tỉnh, thành về triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.

Dịch sốt xuất huyết trong tầm kiểm soát

Thống kê của Bộ Y tế, trong tháng 5 có 35 địa phương ghi nhận bệnh sốt xuất huyết (SXH) với tổng số gần 5.000 bệnh nhân, trong đó có 6 ca tử vong. Tích lũy mắc/tử vong từ đầu năm đến nay là 16.635/14. So với cùng kỳ năm 2008, số mắc tăng 45,3% và tử vong tăng 5 trường hợp.

Theo ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế), thời điểm này, các địa phương khu vực ĐBSCL như Kiên Giang (1.166 ca), Sóc Trăng (1.137) dịch đang tăng mạnh. Tại TP Hồ Chí Minh có 3.642 ca SXH, tính trung bình 157 ca/tuần. Theo ông Nga, số người mắc tại địa phương này đã giảm rất nhiều so với trước đây (khoảng 300 - 400 ca/tuần) nhờ các ban ngành kiên quyết và dập dịch quyết liệt.
 
“Nguyên nhân gây sốt xuất huyết là do muỗi. Địa phương nào sử dụng nhiều dụng cụ chứa nước như chum, vại... thì XSH càng tăng. SXH có thể xảy ra quanh năm, nhưng tăng mạnh nhất là vào mùa mưa, dễ phát triển thành dịch. Thời điểm này cũng đang là mùa dịch trọng điểm, vì thế số bệnh nhân ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, điều này không có gì đặc biệt, vì không riêng gì Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối đầu với dịch này”, ông Nga nói.

Ông Nga cho biết thêm, năm 2009 SXH đã được xếp trở lại vào nhóm Chương trình Mục tiêu quốc gia. Dự kiến trong năm 2009, sẽ đề nghị Chính phủ chi khoảng 70 tỉ đồng cho phòng chống bệnh SXH, nhưng các địa phương đã tạm ứng trước 30 tỉ, nay còn chừng 40 tỉ cho các hoạt động phun hóa chất trừ muỗi, trong đó có cả sử dụng xe cỡ lớn, chi cho cộng tác viên tuyên truyền, tổ chức chiến dịch dọn vệ sinh môi trường...

Để đối phó với dịch SXH, chủ trương của Bộ Y tế là tăng cường vai trò của các địa phương. Mỗi địa phương phải quyết liệt dập dịch, giám sát các ổ dịch, có như vậy mới ngăn chặn được sự gia tăng của bệnh SXH. Cần phải tuyên truyền, phối hợp với người dân giữ vệ sinh môi trường bằng cách phát quang bụi rậm, không lưu cữu nước trong chum, vại, phun thuốc diệt muỗi...
 
Vân Khánh - Yến Nhi
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top