Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suýt chết vì dùng thuốc

Thứ sáu, 08:45 04/06/2010 | Y tế

GiadinhNet - Khoa Hồi sức cấp cứu BV Nhi Đồng 1, TP HCM vừa tiếp nhận trường hợp em H.T.Th.D, (12 tuổi), trong tình trạng tím môi, tím tay chân, mệt mỏi.

Đây là trường hợp gặp chứng methemoglobine máu - mất khả năng vận chuyển ôxy. Được biết, người nhà đã cho em uống những thuốc thông thường như paracetamol 500mg, Tragutan (thuốc ho dược thảo), vitamin B complex C.

Hàng năm, BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận khoảng 3.000 ca cấp cứu vì phụ huynh sử dụng thuốc cho trẻ không đúng. Các bệnh thường mắc phải ở trẻ em là bệnh về đường hô hấp (59,29%), về tiêu hóa (21,90%). Nguyên nhân của sự thiếu hiểu biết là do thói quen, tập quán - đi mua thuốc cho trẻ uống theo kinh nghiệm của mình (48,57%), nghe theo lời chỉ dẫn của những người xung quanh (16,43%).

(Nguồn: BV Nhi Đồng 1)

Khai thác bệnh sử, ghi nhận em bị nhức đầu, ho, đau họng 1 ngày, được uống thuốc không rõ loại, sau khoảng 3 giờ em than mệt, môi, tay chân tím, người nhà đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây ghi nhận em lừ đừ, thở mệt, môi tím, đầu chi tím, nhịp tim nhanh. Xét nghiệm cho thấy, nồng độ methemoglobin máu tăng rất cao so với bình thường. Sau một ngày điều trị, thở ôxy và hai lần dùng thuốc giải độc, em D đã dần hết tím tái.

BS. Trần Minh Tiến, Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1, cho rằng, có thể trẻ đã uống một loại thuốc thuộc nhóm sulfamide có tác dụng ôxy hóa mạnh, gây tăng methemoglobine máu. BS. Tiến còn cho biết, một số tác nhân ôxy hóa mạnh thường gặp gây methemoglobine như củ dền, cà rốt, bắp cải, củ cải đường, nước cải bẹ xanh, nước giếng... đưa đến tăng methemoglobine trong máu khiến bệnh nhân có thể tử vong.

Trước đó, trong hồ sơ bệnh án của BV Nhi Đồng 1, bé trai Ng.N.T, 3,5 tuổi, ngụ ở quận 8, bị ngộ độc thuốc chống nôn được cấp cứu kịp thời. Không chỉ trẻ con nhập viện vì tự ý dùng thuốc, vừa qua BV Nhân dân 115 TPHCM, bệnh nhân V.V.D, 38 tuổi, ngụ quận 8, trong tình trạng sốt cao, không ăn uống được, niêm mạc miệng bị loét do bị dị ứng thuốc. Sau cấp cứu, bệnh nhân được các bác sĩ tiếp tục cho truyền dịch, "băng" dạ dày, dùng kháng sinh...

Bệnh nhân D cho biết, trước đó mấy ngày, vì thấy cuống họng bị đau, khó ăn uống, nên đã tự đi mua thuốc về uống. Sau khi uống thuốc, ông cảm thấy bị sốt, mắt nổi ghèn từng cục, nên đã tiếp tục tự mua thêm thuốc hạ sốt để uống. Không ngờ, bệnh trở nặng phải đi cấp cứu.
 

Chỉ nên dùng loại nước duy nhất để uống thuốc là nước đun sôi để nguội (nước lọc).

Trước đó, tại BV này cũng đã có một ca tử vong vì ngộ độc thuốc do tự mua thuốc về dùng.

Theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai), tại Trung tâm chống độc ngộ độc, thuốc đứng thứ 3 trong số các ca cấp cứu.
 
Những loại thuốc đặc biệt nguy hiểm
 
 1. Aspirin: Có thể làm cho trẻ nhạy cảm bị hội chứng Reye - hiếm gặp nhưng làm cho trẻ ốm yếu.

2. Thuốc chống ho và thuốc cảm: Mặc dù rất ít và chưa có nghiên cứu nào đưa ra chính xác hậu quả của loại thuốc này đối với trẻ nhưng nó ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Nếu dùng quá liều thì rất nguy hiểm. Con bạn dưới 6 tuổi mà bị cảm lạnh thì cần đến bác sĩ và dùng cách khác thay vì dùng loại thuốc trên.

3. Thuốc chống buồn nôn: Không cho trẻ uống thuốc chống buồn nôn trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu. Thuốc chống nôn sẽ gây ra rất nhiều rủi ro và biến chứng. Nếu trẻ bị nôn mửa và có hiện tượng mất nước trong cơ thể thì cần đến bác sĩ ngay lập tức.

4. Thuốc tăng trưởng: Chỉ với một lượng nhỏ thuốc tăng trưởng (dùng để kích thích lớn nhanh) sẽ là rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nếu nhãn thuốc không chỉ dẫn liều lượng dùng cho trẻ thì tốt nhất bạn không nên cho trẻ uống.

5. Thuốc Acetaminophen: Một số loại thuốc chứa acetaminophen sẽ giúp giảm đau và dễ chịu nhưng không dùng cho trẻ em. Nếu bạn không chắc loại thuốc có thành phần gì thì không nên cho trẻ nhỏ uống trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ.

 
Lưu ý khi dùng thuốc
 
- Nuốt khan thuốc viên hay uống cùng nước chè, nước vối, đồ uống có gas hoặc dỗ trẻ uống thuốc với sữa, nước hoa quả hoặc nước đường... đều ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc, thậm chí làm giảm tác dụng điều trị.

- Nên dùng nước lọc để uống thuốc. Khi uống thuốc với nhiều nước, chúng ta đã tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng có thể tích lớn trong dạ dày, tạo nên áp suất lớn, hấp thu thuốc tốt hơn.

- Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc. Uống nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi và đào thải, cũng như sự kết hợp giữa thuốc với nhau. Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với kháng sinh sẽ làm giảm công hiệu của thuốc, hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2-3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý, uống mỗi một loại thuốc ít nhất cách nhau khoảng 1 giờ.

Theo  tư vấn của BS Nguyễn Mạnh Hà
(Khoa Nhi - BV Việt Pháp)
 
Huyền Trang - Dũng Nhi
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top