Hà Nội
23°C / 22-25°C

Miền Bắc: Dịch sốt xuất huyết bùng phát

Thứ tư, 13:28 26/08/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia mấy tháng trở lại đây trở nên quá tải bởi dịch sốt xuất huyết và dịch cúm A/H1N1.

 
Các hành lang từ tầng 1 đến tầng 5 đều chật lối đi bởi bệnh nhân và người nhà đến chăm sóc. Những chuyến thang máy quá tải trở nên chậm chạp với những khuôn mặt mệt mỏi lên xuống...

Nằm hành lang điều trị bệnh

Ở một giường bệnh tầng 5, anh Lê Đình Vương (50 tuổi) ở thôn Phan Bội, xã Dị Sử, huyện Mỹ Văn, Hưng Yên bị sốt xuất huyết đã 10 ngày nay vẫn chưa khỏi. Chị Lê Thị Quế (vợ anh Vương) vừa lấy cơm cho chồng ăn vừa kể:  “Ban đầu chồng tôi chỉ thấy nhức đầu, sau đó lên cơn sốt. Đưa ra trung tâm y tế địa phương thì họ không chẩn đoán được bệnh gì, 5 ngày điều trị ở đây vẫn lên cơn sốt không khỏi. Đến ngày thứ 6 bệnh nặng thêm nên tôi đưa chồng lên đây, trong tình trạng nhiệt độ chỉ còn 31,2 độ C, phải truyền máu. Bác sĩ khám xét nghiệm mới biết là sốt xuất huyết. Hiện anh ấy đã khỏi sốt, chắc vài ngày nữa mới có thể ra viện”.

Chị Quế còn cho biết, ở xã của chị hiện nay đang có rất nhiều người bị sốt xuất huyết. Riêng phòng chồng chị nằm cũng có một người hàng xóm sát vách cũng trong tình trạng như anh Vương. Đó là bệnh nhân Lê Thị Thôn, 19 tuổi. Chị Thôn cũng nằm ở trung tâm y tế của xã 2 ngày rồi được chuyển lên tuyến trên. Vài tuần trở lại đây cả thôn Phan Bội đã có 30 người nằm ở bệnh viện huyện. Theo người nhà của bệnh nhân Lê Thị Thôn, thôn Phan Bội nằm gần bãi rác của một gia đình làm nghề thu gom phế liệu, rất nhiều muỗi. Gia đình đó cũng có mấy người bị sốt xuất huyết.

Nằm ở chiếc giường gấp kê ở hành làng là bệnh nhân Nguyễn Quốc Thành, 21 tuổi quê ở Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội, làm nghề photocopy ở khu Phùng Khoang, Thanh Xuân, Hà Nội. Hơn 1 tuần trước bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, sốt trên 38 độ C, đã vào Viện Y học Cổ truyền khám chữa nhưng không khỏi. Sau đó, anh Thành bị chảy máu cam nên được người nhà đưa vào Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia. Sau 1 ngày điều trị Thành đã đỡ hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn mệt mỏi, da tím tái. Được biết, dãy nhà Thành ở trọ cũng có nhiều người bị sốt xuất huyết.
 
Bác sĩ đang đo huyết áp cho bệnh nhân ở Khoa Nội 2, Bệnh viện Xanh Pôn.
(Ảnh: Hoài Nam)

Tăng đột biến

Do quá tải nên Nguyễn Trọng Tấn, 21 tuổi phải nằm chuyền dịch hành lang. Bên cạnh chiếc giường gấp Tấn nằm là một chậu nước với 3 cái khăn ướt được mẹ Tấn thi thoảng giặt đắp lên trán cho con trai. Mẹ bệnh nhân cho biết: “Ở ngõ nhỏ phố Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hà Nội nơi mẹ con tôi sinh sống đã có tới 20 người bị sốt xuất huyết. Con trai tôi sốt đã 5 ngày, cứ nghĩ uống thuốc, chuyền nước là đỡ, ai dè để ở nhà bệnh càng nặng thêm, ngày nào cũng sốt tới 39,5 độ C nên phải cho vào bệnh viện này...”.

Cũng như tầng 2, 3, 4, 5 của Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, Khoa Nội 2 của Bệnh viện Xanh Pôn chen chúc nhau. Hai bệnh nhân chung 1 giường, nhiều bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang. Tại phòng số 2 bệnh nhân Lê Thị Ninh 19 tuổi vẫn nằm mê mệt. Được biết Ninh làm việc tại Công ty phát triển đô thị bị sốt 1 tuần nay. Đi khám ở Bệnh viện Bạch Mai bác sĩ chẩn đoán sốt siêu vi, được kê đơn thuốc về điều trị trong 7 ngày nhưng đến ngày thứ 5 thì xuất huyết chân răng và đi tiểu ra máu. Bệnh nhân Lê Thị Ninh được mẹ đưa vào Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng biến chứng chuyển sang bệnh gan. Mẹ bệnh nhân cho biết, trong công ty làm việc của con bà cũng đã có thêm người bị sốt xuất huyết.

Theo thống kê của Bệnh viện Xanh Pôn: Từ 11/6 đến 24/8 có 441 ca điều trị nội trú. Trong đó 219 trẻ em và 212 người lớn. Trong khi đó, năm 2008 cả mùa cũng chỉ có hơn 100 bệnh nhân. Theo thống kê từ 1/1 đến 25/8 tổng số bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám ở Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia là 3.198, số bệnh nhân nhập viện điều trị là 1.079. TP Hà Nội có số bệnh nhân nhập viện cao nhất 992 trường hợp, chiếm 90,4%. Tập trung ở quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa...
 
Hoài Nam
 

Triển khai cấp bách biện pháp phòng chống

Ngày 25/8, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh đã có văn bản gửi Trung tâm Y tế dự phòng, các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở yêu cầu triển khai ngay những biện pháp cấp bách phòng chống dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Theo ông Hạnh, tính đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 2.479 ca mắc sốt xuất huyết. Các quận, huyện có số mắc cao vẫn là những điểm dịch cũ như Đống Đa, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Oai, Cầu Giấy. Thời điểm tháng 8 này đang được coi là đỉnh dịch sốt xuất huyết và nguy cơ lớn bùng phát trên diện rộng.
 
Vì thế, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng các quận huyện giám sát chặt chẽ ca bệnh tại cộng đồng, đặc biệt giám sát véc tơ truyền bệnh ở những ổ dịch cũ; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, cần khám sàng lọc phát hiện đúng và sớm bệnh nhằm hạn chế tối đa tử vong. Với người dân, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục khuyến cáo hàng ngày phải làm vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, diệt bọ gậy, loăng quăng và khi ngủ phải nằm màn.

V.Khánh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 16 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top