Hà Nội
23°C / 22-25°C

Âm thầm đốt đời bằng khói thuốc…!

Thứ bảy, 15:18 27/11/2010 | Sống khỏe

Cây thuốc lá là một phần "cái sống" của người dân Lào Cai, là cái ăn, cái mặc của họ... Để rồi về xuôi, thuốc lá lại mang theo những "đám cháy buồn" trong nhịp sống hiện đại!

Mảnh đời tôi gắn liền với khói thuốc!

Sinh ra trong một gia đình cơ bản, nề nếp tốt, nhất là khi bố mẹ đều làm trong ngành công an, có lẽ ai cũng nghĩ rằng Msẽ là một cậu thanh niên ngoan, được rèn giũa và quản lý chặt chẽ. Nhưng khi ngồi tâm sự với M, tôi mới nhận ra một điều, trong cái vẻ ngoài của thanh niên 19 tuổi là một con ma thuốc dày dặn kinh nghiệm.

Bắt đầu hút thuốc từ năm lớp 8 - khi những đứa trẻ cùng trang lứa vẫn đang sống, đang chơi trong bầu không khí trong lành, thì M lại dấn thân mình vào các cuộc chơi tìm tòi thú vui mới: Không game, không chat..., đơn giản cách chơi của M và lũ bạn là "thử" thuốc lá. Có lẽ ở cái tuổi ấy ít ai có thể nhận ra thuốc lá có một tác hại nghiêm trọng thế nào, và ít ai giảng giải cho M cái hại của con ma thuốc lá để rồi M bị bạn bè rủ rê lôi kéo và cái cảm giác tò mò muốn biết mùi vị của nó ra sao đã khiến M dần lao mình vào các cuộc chơi "khói thuốc".

M kể rằng: "Hút thuốc từ năm lớp 8 và giờ cũng là sinh viên năm 1 của một trường đại học cũng có tiếng ở HN, chắc chị cũng như mọi người nghĩ rằng tôi là một con ma thuốc lá phải không? Cũng chẳng sai chị ạ! Gần 6 năm sống với nó và ngập chìm trong khói thuốc thực sự nhiều lần nghĩ lại cũng thấy rùng mình về số lượng thuốc lá tôi đã hút..., chẳng biết bao nhiêu mà cũng chẳng thể nào đếm xuể. Thấy sợ nhưng vẫn không thể dừng!"

Có lẽ những người nghiện thuốc ít ai bình thản mà đếm xem mình đã hút  bao nhiêu điếu thuốc mỗi ngày và có lẽ cũng chẳng thể đếm được! Bầu không khí của cuộc nói chuyện chợt trùng xuống khi M bắt đầu hút điếu thứ nhất. Cậu xin phép một cách lịch sự và cũng đầy ngại ngùng: "Xin phép chị! Tôi hút một điếu! Từ sáng tới giờ mà chưa hút thì khó chịu và bứt rứt không kém gì người nghiện thuốc phiện đâu chị a!".
 
Cái cười gượng gạo trong làn khói trắng phảng phất xung quanh M làm tôi chợt buồn, thấy thương thay cho bố mẹ M, và cho cả chính M nữa. Tôi hỏi: " Đã lần nào cậu thử bỏ thuốc chưa?" M tâm sự:" Vì mình cũng hút khá lâu rồi và bỏ thuốc cũng là một việc khá khó khăn. Những lúc mình học hoặc làm việc căng thẳng là lại rất muốn hút thuốc".
 
Tôi chợt nghĩ, ở cái tuổi vẫn đang học, đang ăn, sống đầy tình thương cha mẹ, không thiếu tiền bạc, chưa phải lo gành nặng của miếng cơm manh áo..., điều gì đã khiến cậu sinh viên này phải làm việc căng thẳng đến nỗi phải sử dụng điếu thuốc để giải tỏa tâm lý?

Không phải là M không nhận thấy những tác hại mà khói thuốc ngày ngày mang lại cho cậu. Nhưng chưa bao giờ M quyết tâm bỏ thuốc lá, cũng như những người nghiện thuốc lá luôn nghĩ rằng, nghiện thuốc lá còn “lành” chán so với thuốc phiện. Nhưng cuộc chơi nào cũng có hồi kết thúc, dư vị của nó không hề ngọt ngào, để rồi chính M thở dài nói: "Chị biết không! Một mảnh đời tôi đã gắn liền với khói trắng!" 

 Làn khói độc!

Có lẽ, chẳng bao giờ những người nghiện thuốc lá lại nghĩ một ngày mình lại “nạp” vào người nhiều chất độc đến thế qua một điếu thuốc nhỏ bé. Khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất hóa học, trong đó có 43 chất là tác nhân gây ung thư. Khi  hút thuốc, tất cả các chất này sẽ đi vào cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
 
Thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 25 căn bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bênh nguy hiểm như: ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp và tim mạch. Khi hút thuốc, nhựa thuốc lá sẽ bám vào phổi như bồ hóng bám vào ống khói. Nếu hút 20 điếu thuốc là một ngày, cơ thể bạn sẽ phải hít vào 210g nhựa mỗi năm.
 
Một năm, Việt Nam có trung bình 40.000 người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá, nghĩa là mỗi ngày khói thuốc lá đem đến cho Việt Nam hơn 100… tử thi. Riêng ở Bệnh viện K (Hà Nội), một ngày khám cho 1.000 bệnh nhân có biểu hiện ung thư (K), hơn 30% số người mắc K có nguyên nhân từ thuốc lá.
 
Khoa học đã xác quyết, kết luận thuốc lá là thủ phạm của hàng loạt căn bệnh hết sức nguy hiểm, là một “loại vũ khí giết người hàng loạt”, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố mỗi năm có 5 triệu người chết vì khói thuốc, tính trung bình  trong 6 giây có một người chết. Đây là tác nhân dẫn đến tử vong số 1 cho người trưởng thành, chính thuốc lá chứ không phải bệnh AIDS hay bệnh lao, bệnh sốt rét…
 
Điếu thuốc thì nhỏ bé, tiền mua một bao thuốc cũng không quá lớn, tác hại thì âm thầm, nghĩa là chưa chết ngay được và cũng không “vật lên, vật xuống” rồi trở thành kẻ “cướp đường, chết chợ” như những người trot sa đà với những “nàng tiên trắng, tiên nâu” nên hầu hết người nghiện thuốc lá vẫn vô tư sống chung với khói thuốc.
 
Vì vậy, mục tiêu trở thành một đất nước không có thuốc lá có lẽ còn lâu mới thực hiện được ở Việt Nam vì ngày ngày, chúng ta vẫn còn gặp rất nhiều người đang âm thầm đốt đời mình bằng khói thuốc! 

Vũ Vân Anh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 12 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 13 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top