Hà Nội
23°C / 22-25°C

9 điều cần biết về nước uống

Thứ bảy, 08:48 03/01/2009 | Sống khỏe

Không phải ai cũng cần phải uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Nước nóng hay lạnh không gây khác biệt gì cho cơ thể. Ngoài ra, nước cũng có thể bị thiu. Sau đây là những gì bạn nên biết về nước uống.

Cần uống bao nhiêu?

Với hầu hết mọi người, không phải là 8 cốc. Vào năm 2002, Heinz Valtin, chuyên gia về thận tại trường Y Dartmouth, Mỹ, đã dành gần một năm để tìm kiếm bằng chứng cho lời tuyên bố "cần uống 8 cốc nước mỗi ngày" và cuối cùng thất bại. "Chúng tôi chẳng tìm thấy một chứng cớ khoa học nào cho lời khuyên này", Valtin nói.

Vì vậy chúng ta cần uống bao nhiêu? "Nó phụ thuộc vào kích cỡ cơ thể bạn cũng như mức độ hoạt động", Kristin Reimers, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng con người tại Omaha, Mỹ, cho biết. Bạn có thể biết được mình uống đủ hay không bằng cách nhìn vào màu nước tiểu. Màu vàng nhạt chứng tỏ bạn đủ nước. Còn nếu không hãy lắng nghe cơn khát của mình. "Cơ thể chúng ta có một khả năng tuyệt vời là thông báo cho ta biết khi nào cần nước", Valtin nói. "Không nhất thiết cứ phải ép mình uống nước".

Các loại đồ uống khác có tính đến?

Có. Nước quả, sữa, soda và các chất lỏng khác đều giúp cung cấp nước cho cơ thể. Kể cả đồ uống có caffein - từ lâu bị buộc tội là làm cơ thể mất nước - cũng được tính đến. Trong một nghiên cứu do Trung tâm dinh dưỡng con người thực hiện vào năm 2000, những người tham gia được uống đơn thuần nước trắng hoặc kết hợp với các đồ uống có caffein khác. Kết quả cho thấy bất kể họ uống thứ gì, họ đều nạp vào cơ thể một lượng nước như nhau. Thực phẩm cũng là một nguồn chất lỏng dồi dào khác. Trái cây và rau quả có thể chiếm tới 95% lượng nước. Các nhà dinh dưỡng đã ước tính chúng ta có thể thu được 2 đến 4 cốc nước mỗi ngày từ thức ăn.

Có thể uống rất nhiều nước không?

Bạn có thể nhưng không chắc làm được. "Hệ thống cân bằng nước của cơ thể chúng ta rất nhạy cảm và chính xác nên trường hợp ngộ độc nước khó có thể xảy ra", Valtin nói.
 
Ảnh minh họa

Nước máy có an toàn không?

Thông thường nó an toàn. Nhưng chất lượng của nó phụ thuộc vào nguồn nước, cách xử lý, hệ thống phân phối cũng như đường ống mà nó chảy qua, vì vậy bạn cần phải biết chắc cái gì chảy ra từ vòi nước nhà mình.

Có nên mang nước đi thử?

Cho dù nhà cung cấp nước đảm bảo cho bạn thì bạn vẫn muốn thử hàm lượng chì và arsen trong nước, bởi những chất này có thể gây hại cho sức khỏe gia đình bạn. Đôi khi sự nhiễm chì đến từ đường ống trong chính các gia đình, vì vậy những gì người ta tuyên bố không hẳn chính xác.

Có nên sử dụng máy lọc?

Nếu bạn biết rằng nước của mình có nhiễm chì, arsen hay các chất độc hại khác thì nên mua một thiết bị lọc. Ngoài ra phụ thuộc vào việc bạn muốn lọc thứ gì để mua một máy lọc cho phù hợp.

Nước đóng chai có tốt hơn không?

Không hẳn. Nước đóng chai không hẳn tốt hơn, sạch hơn, hay an toàn hơn nước máy và cũng có vấn đề của chính nó. Trong một cuộc kiểm tra vào năm 2000 tại Mỹ, người ta đã tìm thấy 1/3 các chai nước có hàm lượng nhiễm độc vượt mức an toàn cho phép.

Nhiệt độ nước có quan trọng?

Cho dù bạn uống nước lạnh hay ấm thì nó cũng không tạo sự khác biệt gì cho cơ thể. Nhưng không nên sử dụng nước nóng lấy trực tiếp từ vòi, nó sẽ mang theo nhiều chì hơn là nước lạnh. Nên để nước nguội trong ít nhất 60 giây.

Nước có bị thiu?

Có. Chính xác hơn là những thứ trong đó sẽ bị hỏng. Nước là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn. Vì vậy hãy nghĩ lại trước khi uống nước từ một chai nước dở có từ ngày hôm kia. Một nghiên cứu tại Canada đã tìm thấy hàm lượng vi khuẩn cao có trong những chai nước dùng dở không được tiệt trùng. Hãy rửa chai bằng nước ấm với xà phòng. Đặt chai nước trong chỗ tối và mát bởi ánh sáng và hơi nóng sẽ làm hỏng chai.

Theo Realsimple/ VnExpress
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 22 giờ trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Top