Hà Nội
23°C / 22-25°C

18 điều cần biết về cách phòng chống bệnh sởi

Thứ tư, 10:33 23/04/2014 | Sống khỏe

Ngày 22/4, Bộ Y tế ra thông điệp về phòng, chống bệnh sởi với những kiến thức cơ bản nhất giúp người dân tự phòng tránh hoặc biết cách ứng phó trong trường hợp cần thiết.

1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.

Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.

2. Có phải bị nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?

Đúng. Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm văcxin trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa. Nhiều trẻ mắc sởi và bị biến chứng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương.

18 điều cần biết về cách phòng chống bệnh sởi 1
Bộ Y tế cho biết tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi (Ảnh: C.Q)

3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?

Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:

- Trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi, trẻ dưới 9 tháng tuổi không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc mẹ chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ.

- Trẻ đã tiêm văcxin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.

- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm văcxin trước đây. Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm văcxin sởi. Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.

4. Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào?

Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi. Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.

Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.

5. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp gì?

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần lấy 3 ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi.

Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các thông tin tiếp xúc với nguồn lây.

6. Làm thế nào để phòng bệnh sởi?

Tiêm văcxin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.

7. Tiêm văcxin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?

Cũng như các văcxin khác, tiêm văcxin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại văcxin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng văcxin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

8. Miễn dịch sau tiêm văcxin sởi có bền vững suốt đời?

Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm văcxin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.

9. Tại sao phải tiêm hai liều văcxin sởi?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm văcxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản văcxin...

Việc tiêm mũi văcxin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm văcxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

10. Những ai cần tiêm mũi văcxin sởi thứ hai?

Tất cả trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất văcxin sởi, chưa tiêm văcxin hoặc chưa từng mắc sởi. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm văcxin.

Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai văcxin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.

11. Có nên tiêm văcxin đối với người từng mắc sởi?

Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm văcxin sởi. Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm.

12. Văcxin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với virus sởi không?

Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, văcxin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc. Việc tiêm văcxin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

13. Lịch tiêm văcxin sởi?

Đối với tiêm văcxin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:

- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm văcxin cho tất cả đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm văcxin sởi là 1 tháng.

Đối với văcxin tiêm chủng dịch vụ: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả lứa tuổi đều có thể tiêm văcxin sởi.

14. Có thể tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?

Chỉ tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết.

Tất cả trường hợp tiêm văcxin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay văcxin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi văcxin. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi văcxin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

15. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm văcxin sởi?

Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.

16. Những trường hợp nào không nên tiêm văcxin sởi?

Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm văcxin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của văcxin (gelatin, neomycin). Dị ứng với trứng không phải là chống chỉ định.

Không nên tiêm văcxin sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các văcxin sống khác, cần tránh có thai ít nhất một tháng sau tiêm.

Không tiêm văcxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm.

Có thể tiêm văcxin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

17. Tiêm văcxin sởi có thể bị nhiễm virus sởi không?

Có, bởi vì văcxin chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm văcxin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly.

18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm văcxin sởi?

Văcxin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các văcxin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm văcxin sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

Trong thời điểm hiện nay dịch bệnh sởi đang bùng phát trên 61 tỉnh, thành phố, nguy cơ bệnh vẫn ở mức cao, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ:

1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Theo Vietnamnet

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cúm mùa gia tăng, những ai dễ gặp biến chứng nặng, cần đặc biệt lưu ý?

Cúm mùa gia tăng, những ai dễ gặp biến chứng nặng, cần đặc biệt lưu ý?

Sống khỏe - 23 phút trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ em là những đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc cúm.

Không phải tập thể dục hay ăn kiêng, cụ bà sống thọ 100 tuổi nhờ 3 bí quyết ai cũng dễ dàng áp dụng

Không phải tập thể dục hay ăn kiêng, cụ bà sống thọ 100 tuổi nhờ 3 bí quyết ai cũng dễ dàng áp dụng

Sống khỏe - 37 phút trước

Nhiều người bất ngờ khi nghe bí quyết sống thọ vô cùng đơn giản của cụ bà 100 tuổi.

Nữ sinh lớp 8 bị rối loạn nhân cách, nhiều lần tự huỷ hoại bản thân

Nữ sinh lớp 8 bị rối loạn nhân cách, nhiều lần tự huỷ hoại bản thân

Sống khỏe - 2 giờ trước

Áp lực học tập, bố mẹ mâu thuẫn khiến nữ sinh lớp 8 căng thẳng, sinh ra suy nghĩ tiêu cực, tự huỷ hoại bản thân.

Thanh niên 30 tuổi tử vong vì bệnh tiểu đường: BS cảnh báo đừng ăn sáng với 3 món khiến đường huyết tăng vọt này

Thanh niên 30 tuổi tử vong vì bệnh tiểu đường: BS cảnh báo đừng ăn sáng với 3 món khiến đường huyết tăng vọt này

Sống khỏe - 3 giờ trước

Trong ngày, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, quyết định đường huyết cả ngày dài.

Bệnh viện phụ sản An Thịnh dành nhiều phần quà trị giá hàng tỷ đồng cho khách hàng trong tọa đàm 'Giải pháp tài chính toàn diện cho con sự khởi đầu từ vạch đích'

Bệnh viện phụ sản An Thịnh dành nhiều phần quà trị giá hàng tỷ đồng cho khách hàng trong tọa đàm 'Giải pháp tài chính toàn diện cho con sự khởi đầu từ vạch đích'

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ngày 16/3/2024, buổi tọa đàm "Giải pháp tài chính toàn diện cho con sự khởi đầu từ vạch đích" tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh đã diễn ra thành công rực rỡ.

Vì sao chúng ta ngủ ít hơn và thức dậy sớm hơn?

Vì sao chúng ta ngủ ít hơn và thức dậy sớm hơn?

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Khi tuổi nhiều lên, nhiều người ngủ ít hơn và thức dậy sớm hơn. Tình trạng này có vẻ là một hiện tượng phổ biến, nhưng chính xác thì nguyên nhân gây ra nó là gì?

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người không biết mình đang ăn quá nhiều đường mỗi ngày vì đường có thể nằm ẩn trong thành phần thực phẩm. Vậy có dấu hiệu nào cảnh báo không?

Biến chứng nguy hiểm của tăng men gan

Biến chứng nguy hiểm của tăng men gan

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Men gan tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng gan bị viêm hoặc tổn thương. Những triệu chứng men gan tăng khá mơ hồ khiến người bệnh dễ chủ quan, không thăm khám điều trị và kiêng khem hợp lý làm bệnh ngày càng nặng hơn.

Bé 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh vì hành vi người lớn thường làm mà không hay biết

Bé 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh vì hành vi người lớn thường làm mà không hay biết

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Thấy con quấy khóc, gia đình bế đung đưa để dỗ, ít ngày sau trẻ nhập viện và được chẩn đoán tổn thương thần kinh do rung lắc.

Trước khi ngủ, uống loại nước này bổ hơn ăn tổ yến, nhân sâm, hạ đường huyết 'nhạy như insulin', lại giảm cân, thải độc hiệu quả: Chợ Việt bán nhiều

Trước khi ngủ, uống loại nước này bổ hơn ăn tổ yến, nhân sâm, hạ đường huyết 'nhạy như insulin', lại giảm cân, thải độc hiệu quả: Chợ Việt bán nhiều

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Đây là loại nước rất quen thuộc với người Việt. Các chuyên gia khuyên uống trước khi đi ngủ để tăng cường tiêu hóa, giải độc rất hiệu quả.

Top