Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học: Những vấn đề bất cập cần sửa đổi

Thứ hai, 15:10 05/11/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Để làm rõ thêm vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu nội dung cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, thành viên Tổ tư vấn đổi mới của Bộ Y tế về những nội dung cần sửa đổi và quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Trong cuộc trao đổi trước, chúng tôi đã giới thiệu về định hướng đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế. Để làm rõ thêm vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu nội dung cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, thành viên Tổ tư vấn đổi mới của Bộ Y tế về những nội dung cần sửa đổi và quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.


Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, thành viên Tổ tư vấn đổi mới của Bộ Y tế

Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, thành viên Tổ tư vấn đổi mới của Bộ Y tế

PV: Thưa ông, ông có thể cho biết quan điểm của ông về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6?

Ông Nguyễn Minh Lợi: Trong quá trình soạn thảo, cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan liên quan đã dành nhiều thời gian lấy ý kiến các bên liên quan, tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung nên đã có nhiều điểm mới để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

Lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đều thống nhất tinh thần là cần điều chỉnh các quy định về đào tạo nhân lực y tế nằm trong tổng thể chung nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố về tính "đặc biệt" như nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định mà mới đây nhất là Nghị quyết số 20 của BCH TW 6 khóa XII với mục tiêu cuối cùng là người dân Việt Nam chúng ta sẽ được hưởng một nền y tế tiên tiến với đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng, đảm bảo hội nhập quốc tế.

Việc sửa đổi này có ý nghĩa rất lớn - đây là cơ hội lịch sử vì nếu không chúng ta sẽ làm chậm sự phát triển và hội nhập quốc tế thêm ít nhất là 10 năm nữa. Tuy nhiên, qua các cuộc thảo luận và nghiên cứu dự thảo, tôi nhận thấy còn một số vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực y tế ban soạn thảo chưa thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ trong đó có nội dung rất quan trọng của Luật là về trình độ và văn bằng giáo dục đại học.

Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, để trở thành người bác sĩ hành nghề chuyên môn, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 6 năm ở trường đại học, người học còn phải đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu và thường xuyên đào tạo cập nhật, phát triển nghề nghiệp.

Nhưng trong thời gian 6 năm học tập để trở thành bác sĩ, không giống như các chương trình cử nhân khác, chương trình đào tạo bác sĩ bao gồm các hợp phần, nội dung thực hành và các giai đoạn trải nghiệm công việc trực tiếp tại các cơ sở y tế dựa trên các nền tảng lý thuyết.

Y học là nhân học nên nội dung chương trình phức tạp hơn nhiều, thời gian dài hơn so với các chương trình cử nhân 4 năm, và thường có định hướng chuyên nghiệp và chuyên môn sâu hơn so với các chương trình cử nhân của các ngành khác. Chương trình đào tạo và năng lực của chuyên khoa và chuyên khoa sâu (ở Việt Nam hiện nay là đào tạo chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và nội trú) cũng khác hẳn chương trình và năng lực đầu ra của thạc sĩ, tiến sĩ.

Theo hệ thống trình độ đào tạo và văn bằng của nhiều nước trên thế giới, thường theo hai định hướng đào tạo là hướng hàn lâm (academic) và hướng chuyên nghiệp (professional). Trong đó, đào tạo bác sĩ đi theo hướng chuyên nghiệp nhưng trình độ đào tạo và văn bằng giáo dục đại học (bác sĩ, chuyên khoa sâu gồm nội trú, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2) - đối với những đối tượng này không thể hòa cùng với trình độ và văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, rất tiếc là điều này chưa được thể hiện trong dự thảo luật - chính vì vậy cần thiết phải quy định về loại hình trình độ và văn bằng này trong dự thảo luật.

PV: Vậy đây có phải là vấn đề mới trong hệ thống pháp luật của Việt Nam?

Ông Nguyễn Minh Lợi: Tôi xin khẳng định đây không phải là vấn đề mới mà thực chất Điều 39 Luật Giáo dục năm 1998 của Việt Nam đã quy định và hướng dẫn cụ thể trong Điều 11 Nghị định 43/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 1998; điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng rất tiếc là những luật giáo dục hiện hành của Việt Nam chỉ giữ về văn bằng (bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư) mà bỏ mất trình độ và văn bằng chuyên sâu (trong y tế có nội trú, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2).

Đặc biệt, trong dự thảo lần này không nói rõ về nội dung này. Vậy sẽ quy định ở đâu? Nếu không quy định ở luật này thì cần nêu rõ quy định ở đâu và cơ quan nào quy định? Tôi cho rằng ban soạn thảo đã nhận thấy vấn đề này nhưng hình như không muốn đưa vào luật nên:

- Tại Khoản 1, Điều 6 đã ghi là: "Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học quy định tại luật này bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ".

- Tại Điều 73 giao cho Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền: "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo, trình độ tương đương, văn bằng, chứng chỉ phù hợp với lĩnh vực sức khoẻ và một số lĩnh vực chuyên sâu đặc thù”.

Tuy nhiên, ban soạn thảo đã quy định các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong luật nhưng lại giao Chính phủ quy định trình độ tương đương. Như vậy, rõ ràng là ban soạn thảo đã nhận thấy còn có những trình độ thuộc giáo dục đại học mà không phải là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.

Câu hỏi đặt ra là các chương trình đào tạo bác sĩ, chuyên khoa, chuyên khoa sâu sau đào tạo bác sĩ thì là tương đương với chương trình đào tạo của trình độ nào? Quy định ở đâu? Các chương trình đào tạo này không thể tương đương với chương trình cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ vì đây là theo định hướng đào tạo chuyên sâu nên phải quy định trình độ cụ thể như các nước đã làm.

Nếu như không quy định về trình độ và văn bằng cụ thể cho đối tượng đào tạo nhân lực này trong Điều 6 và Điều 38 của luật thì giao Chính phủ quy định về xác định chỉ tiêu, thời gian đào tạo… như ở Điều 73 chỉ làm rối hệ thống thêm mà không giải quyết được việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế (ví dụ trước đây Khoản 4, Điều 38 Luật Giáo dục đại học 2012 đã giao cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được!).

Nội dung này, Bộ Y tế đã có ý kiến nhiều lần và theo tôi biết là cũng đã có nhiều ý kiến trong đó có Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đồng thời đã được thể hiện trong ISCED-2011 do UNESCO ban hành (có thể xem Master’s or equivalent level, trang 55; Doctoral or equivalent level, trang 59).

Chính vì vậy, tôi đề nghị nếu không xác định là "tương đương" như ISCED 2011 thì ghi rõ trong Điều 6 là "Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học quy định tại Luật này bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, trình độ chuyên gia", Điều 38 là "Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, bằng chuyên gia" và quy định tại Điều 73 là "... trình độ, văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên gia phù hợp...".

Nội dung này, theo tôi biết là Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản số 93/HH-VP ngày 12/10/2018 kiến nghị với Quốc hội. Chuyên gia là tên gọi chung cho những chức danh như bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư... Còn điều kiện để được công nhận là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư sẽ do Chính phủ quy định chi tiết.

Như vậy, để đảm bảo thực tiễn và hội nhập, tôi đề nghị sửa đổi các điều theo hướng:

- Khoản 1, Điều 6:

“1. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học quy định tại luật này bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, trình độ chuyên gia. Chính phủ quy định trình độ chuyên gia đối với một số ngành đào tạo theo định hướng chuyên sâu đặc thù.”

- Khoản 1, Điều 38:

“1. Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, bằng chuyên gia. Chính phủ quy định văn bằng chuyên gia đối với một số ngành đào tạo theo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu.”

- Điều 73. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Đề nghị bổ sung từ "chuẩn" vào trước cụm từ "chương trình đào tạo" và xác định rõ vai trò của Chính phủ, đề nghị sửa lại là:

"1. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật;

2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian đào tạo, chuẩn chương trình đào tạo, điều kiện tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo, trình độ, văn bằng, chứng chỉ phù hợp với lĩnh vực sức khoẻ và một số lĩnh vực chuyên sâu đặc thù”.


Đào tạo nhân lực y tế là vấn đề liên ngành quy định về đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì theo Luật Giáo dục đại học. Hình minh họa

Đào tạo nhân lực y tế là vấn đề liên ngành quy định về đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì theo Luật Giáo dục đại học. Hình minh họa

PV: Ngoài vấn đề trình độ và văn bằng, còn vấn đề gì mà ông cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện?

Ông Nguyễn Minh Lợi: Tôi cho rằng còn một số nội dung cần làm rõ thêm, đó là:

- Về phân loại cơ sở giáo dục đại học:

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 7 xác định Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu hoặc cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng, tôi lo ngại là các cơ sở giáo dục đại học chuyên về lĩnh vực y tế không biết sẽ xác định đi theo định hướng nào vì trong đào tạo y khoa là đào tạo song song theo cả hai hướng hàn lâm và chuyên nghiệp.

Đề nghị Ban soạn thảo xem lại quy định này có khả thi không trong khi việc phân tầng các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng theo Luật Giáo dục đại học 2012 đã không triển khai được trong thực tiễn.

- Về quản lý nhà nước, quản trị và tự chủ giáo dục đại học:

Trong dự thảo Luật có tới 10 cụm từ "cơ quan có thẩm quyền", tôi đề nghị làm rõ đó là cơ quan hay những cơ quan nào? Luật cũng cần có những quy định về vai trò của các cơ quan chuyên ngành, đặc biệt là ngành y tế vì quá trình học tập là gắn liền với các cơ sở y tế, đòi hỏi phải tuôn thủ các quy định chuyên môn theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật Dược, ...

Các quy định về chuẩn chương trình, kiểm định chất lượng, tổ chức đào tạo, giảng viên phải vừa phù hợp với nguyên lý giáo dục vừa phù hợp với yêu cầu chuyên môn để không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế.

Nếu chúng ta không quy định rõ, sinh viên sẽ chỉ được học chay, không gắn trách nhiệm của các cơ sở y tế với việc tham gia đào tạo (vì đó không phải là nhiệm vụ chính của họ), ... và hậu quả thì chắc là chúng ta đã biết, nhất là trong bối cảnh mở trường, mở ngành trong đào tạo y tế nở rộ như hiện nay! Do đó, cần làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước ở các Điều 33, 49, 54, 65, 68, 69.

Ví dụ:

- Điều 32 quy định về tự chủ trong đó có mở ngành nhưng Điều 33 quy định đối với mở ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định như vậy có thể hiểu các trường chuyên ngành về y tế sẽ không được tự chủ mở ngành đào tạo (nghĩa là không được tự chủ về học thuật)?. Như vậy thì có được tự chủ xác định mức thu học phí như quy định điểm a, Khoản 2, Điều 65 hay không?

Mặt khác, việc tự chủ là một xu hướng tất yếu nhưng trong lĩnh vực y tế, tự chủ chỉ thực hiện ở lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh còn lĩnh vực y tế cơ sở và y tế dự phòng thì nhà nước vẫn phải có cơ chế đảm bảo. Chính vì vậy, cần có quy định về chính sách cho những cơ sở đào tạo các chuyên ngành về lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm thần, lao, phong, ...

Chính vì vậy, cần có quy định về cơ chế quản lý nếu các cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực y tế không thể tự chủ nhưng vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị do nhà nước giao.

- Khoản 3, Điều 49 giao "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ..." là chưa thể hiện vai trò các cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng chuẩn, chưa thống nhất với quy định tại Khoản 3, Điều 68.

- Khoản 3, Điều 54, dự thảo đang quy định tiêu chuẩn giảng viên đại học tối thiểu là thạc sĩ, tiến sĩ. Như vậy, trong các bệnh viện chủ yếu là những người có bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hay nội trú có trình độ chuyên môn tay nghề rất giỏi và đang tham gia giảng dạy thì công nhận họ thế nào?

Đào tạo nhân lực y tế là vấn đề liên ngành quy định về đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì theo Luật Giáo dục đại học; quy định về hoạt động chuyên môn y tế do Bộ Y tế chủ trì theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các luật chuyên ngành; quy định về tài chính (chi phí cho đào tạo, thù lao cho giảng viên và người học tại bệnh viện, ...) do Bộ Tài chính chủ trì theo Luật về giá, Luật về phí,...; quy định về vị trí việc làm của giảng viên và người học trong cơ sở y tế khi thực hiện dạy-học, chế độ đãi ngộ do Bộ Nội vụ chủ trì...

Chính vì vậy, cần được thể chế hóa một cách rõ ràng, hướng tới mục tiêu cuối cùng là người dân được hưởng nền y tế có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, có chất lượng, xây dựng pháp luật là để phục vụ đời sống kinh tế - xã hội chứ không phải phục vụ cho cá nhân nào, bộ ngành nào.

Một lần nữa tôi cho rằng đây là thời khắc lịch sử, nếu không có lẽ ít nhất 10 năm nữa mới có thể xem xét lại, và như vậy hệ thống y tế có nguy cơ sẽ có những thế hệ đào tạo không đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và chắc chắn là chưa hội nhập - và không phù hợp với quan điểm đổi mới và hội nhập như Nghị quyết số 29 (khóa XI), Nghị quyết số 20 (khóa XII) của Đảng đã đề ra, cũng như tinh thần hội nhập mà kỳ họp này Quốc hội vừa xem xét là thông qua hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Xin trân trọng cảm ơn!

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện thể chế đào tạo nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện thể chế đào tạo nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế

GiadinhNet - Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét thông qua một số luật, trong đó có dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Lợi - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, thành viên tổ công tác về đổi mới đào tạo của Bộ Y tế về những nội dung liên quan đến đào tạo nhân lực y tế.

Thư Kỳ (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 2 phút trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Đỗ ô tô giữa đường để chụp ảnh cưới, 4 người bị khởi tố

Pháp luật - 39 phút trước

Phạm Đức Hải (tức Hải idol) đã xúi giục một số người khác cùng đỗ ô tô giữa đường, chạy xe dàn hàng ngang trên đường để chụp ảnh.

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Hà Nội trang hoàng cờ hoa rực rỡ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Xã hội - 44 phút trước

Nhiều tuyến phố Thủ đô được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, áp phích, băng rôn chào mừng 134 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2024).

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Điểm danh những khu vực xảy ra mưa rất to trong ngày hôm nay

Thời sự - 56 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp miền Bắc bước vào đợt mưa dông mới. Dự báo có những nơi mưa rất to đến 150mm, cần đề phòng hiện tượng lũ quét và sạt lở đất.

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Tin sáng 19/5: Thông tin mới nhất về nữ bác sĩ gặp tai nạn ở The Coffee House; Sự thật về hình ảnh Thùy Tiên vui vẻ facetime với Quang Linh Vlog

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý có thể ra viện trong 5-7 ngày tới, chuyển tuyến tập phục hồi chức năng; Thời gian qua, Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlog liên tục được cư dân mạng gán ghép "đẩy thuyền" nhiệt tình, tuy nhiên mọi thứ không như lời đồn.

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Người phụ nữ bị tạt a-xít và sự đớn hèn của gã đàn ông (P1): Những người lạ mặt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Chị N đang lúi húi làm trong bếp của trạm dừng nghỉ thì bất ngờ có người đàn ông tiếp cận. Chỉ trong tích tắc, người đàn ông kia hất một thứ chất lỏng lên mặt chị N. Một cảm giác bỏng rát như bào vào da thịt lan tỏa khắp khuôn mặt chị N. Nạn nhân gục xuống, mọi thứ trở nên tối đen như mực.

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thời sự - 12 giờ trước

Lúc 10h sáng nay (18/5), tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Đến năm 2030 ở Hà Nội sẽ có 5 huyện nào sẽ được lên quận

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, lộ trình từ nay đến năm 2025 huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm sẽ lên quận, từ năm 2025 - 2030 thêm 3 huyện sẽ được tiếp bước.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, một thuyền viên bị chém trọng thương

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Trên tàu cá, do mâu thuẫn sinh hoạt, Tô Văn Riểu đã dùng một con dao phay chém nhiều lần vào vùng đầu ông Suất khiến nạn nhân bị tổn hại 29% sức khỏe.

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 19/5/2024: Ngày nghỉ vẫn có nơi mất điện gần 10 tiếng/ngày

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai một số quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ không có điện để dùng.

Top