Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật chuyện bác sĩ "truyền" 15 lon bia để... giải độc rượu

Thứ năm, 15:24 10/01/2019 | Y tế

GiadinhNet - Một người đàn ông U50 ở Quảng Trị sau khi bị ngộ độc methanol đã được "truyền" 15 lon bia. Hơn 2 tuần sau, bệnh nhân tỉnh táo, ra viện. "Dùng bia giã rượu" có đúng hay không?

Truyền bia vào dạ dày, không phải vào tĩnh mạch

Sau đêm Giáng sinh 2018, ông Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, trú Triệu Độ, Triệu Phong, Quảng Trị) cùng một số người uống rượu. Sau đó, ông và 3 người khác có biểu hiện bất thường. Ông Nhật được đưa vào khoa Hồi sức tích cực - chống độc, BVĐK tỉnh Quảng Trị điều trị.

Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm khí máu, soi đáy mắt, chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc Methanol có trong rượu. Kết quả kiểm tra mẫu bệnh phẩm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị cho thấy hàm lượng Methanol trong mẫu máu bệnh nhân Nhật là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc.

Mẫu rượu 4 người này uống tại bữa tiệc có hàm lượng Methanol vượt quá 1.100 lần ngưỡng cho phép. Các mẫu rượu này do người dân tự chế biến.


Bệnh nhân Nhật được truyền gần 5 lít bia vào cơ thể để kéo dài thời gian giải độc. Ảnh: VNE

Bệnh nhân Nhật được truyền gần 5 lít bia vào cơ thể để kéo dài thời gian giải độc. Ảnh: VNE

Để cứu sống bệnh nhân, bác sĩ BVĐK Quảng Trị truyền 3 lon bia (gần một lít), vào đường tiêu hóa của bệnh nhân Nhật. Mỗi giờ tiếp theo, bệnh nhân được truyền thêm một lon bia. Sau khi truyền tổng cộng 15 lon bia, tức gần 5 lít, bệnh nhân Nhật dần bình phục, tỉnh táo. Chiều qua, 9/1, bệnh nhân Nhật đã ra viện.

Nhiều người băn khoăn cơ chế nào khiến việc đưa/bơm bia vào đường tiêu hoá bệnh nhân có thể "hoá giải" ngộ độc rượu methanol? Cách "đưa bia vào giải độc rượu" có trong phác đồ điều trị đã được Bộ Y tế cho phép?

Bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói đây là lần đầu khoa tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu nặng và sử dụng phương pháp này để cứu sống. Phương pháp này được đề cập đến trong y khoa.

Ngộ độc rượu có hai loại là: Ngộ độc ethanol và ngộ độc methanol. Trong đó, methanol thường được gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi... Chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như ethanol.

Bộ Y tế: Ethanol giúp ngăn cản methanol chuyển hóa thành chất độc

TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu , Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong trường hợp ngộ độc rượu mà các bác sĩ vừa cứu sống ở Quảng Trị, người bệnh bị ngộ độc methanol chứ không phải ethanol.

"Nôm na, có thể hiểu hai loại rượu nay có tác dụng hóa giải lẫn nhau cho nên khi cho người bệnh uống ethanol (truyền bia vào dạ dày) thì sẽ làm mất tác dụng của methanol có trong cơ thể (máu)" - BS Chính nói.

Trong Hướng dẫn, xử trí, điều trị ngộ độc (trong đó có ngộ độc Methanol) năm 2015, Bộ Y tế nêu rõ các biện pháp điều trị cơ bản như: Nếu bệnh nhân hôn mê sâu, co giật, ứ đọng đờm rãi, tụt lưỡi, suy hô hấp, thở yếu, ngừng thở, cần cho bệnh nhân nằm nghiêng, đặt canun miệng, hút đờm rãi, thở ôxy, đặt nội khí quản, thở máy với chế độ tăng thông khí (tùy theo mức độ).

Nếu bệnh nhân tụt huyết áp: truyền dịch, thuốc vận mạch nếu cần. Ngoài ra, cần truyền glucose 10-20% nếu bệnh nhân hạ đường huyết để bổ sung năng lượng; Bổ sung vitamin B1; tiêm thuốc chống nôn, uống thuốc bọc niêm mạc dạ dày, tiêm thuốc giảm tiết dịch vị, bù nước điện giải bằng truyền tĩnh mạch....

Để tăng thải trừ chất độc, theo Bộ Y tế, việc lọc máu có tính quyết định. Về thuốc giải độc đặc hiệu, hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: Ethanol và fomepizole sẽ giúp ngăn cản việc methanol chuyển hóa thành các chất độc. Methanol tự do sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận hoặc lọc máu. Khi ngừng các thuốc này hoặc dùng không đủ và bệnh nhân không được lọc máu, methanol tiếp tục được chuyển hóa và gây độc.

Biện pháp này được chỉ định nếu bệnh nhân có bệnh sử có uống methanol, nồng độ methanol > 20mg/dL hoặc bệnh nhân có bệnh sử nghi ngờ ngộ độc methanol...

"Ethanol hoặc fomedizole nên được dùng ở các bệnh nhân sẽ và đang được lọc máu liên tục hoặc trong thời gian chờ đợi lọc máu thẩm tách để ngăn chặn" - Bộ Y tế cho biết.

TS Lương Quốc Chính nhấn mạnh, để điều trị ngộ độc methanol, nếu ngộ độc ethanol (rượu thực phẩm) mà vẫn tiếp tục uống ethanol (bia chẳng hạn) thì người bệnh càng trầm trọng, nhưng nếu ngộ độc methanol (rượu công nghiệp, cực độc) mà cho người bệnh uống ethanol (rượu, bia thực phẩm) thì sẽ có tác dụng giải độc.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, BS Chính cho biết không sử dụng biện pháp này.

Theo một chuyên gia cấp cứu chống độc tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nếu bia được đưa vào cơ thể bằng "truyền tĩnh mạch" thì rất nguy hiểm, có thể tử vong. Nếu bệnh nhân ngộ độc ethanol (rượu thực phẩm bình thường) mà còn "tiếp thêm" bia có nồng độ cồn 4-5% (giống như mình pha loãng rượu) thì không có nghĩa lý gì khi đã có nồng độ cồn trong người lại thêm lượng nhỏ nữa.

"Bệnh nhân ở Quảng Trị được cứu sống là vì lọc máu không phải vì "truyền bia". Lọc máu là giải pháp duy nhất để cứu bệnh nhân" - TS Lương Quốc Chính nhấn mạnh và khẳng định uống rượu xong không phải cứ uống bia vào là giải được.

BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Biện pháp "đưa bia giã rượu" chỉ được áp dụng phương pháp này tại các cơ sở y tế, do chính các bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Việc lựa chọn phương pháp giải độc còn phải căn cứ vào nồng độ methanol gây ngộ độc trong cơ thể bệnh nhân. Vì vậy, người dân tuyêt đối không tự ý dùng bia để giải độc sau khi uống rượu.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 18 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top