Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sốt cao không hạ: BS Bệnh viện Nhi khuyến cáo có thể là dấu hiệu tay-chân-miệng nặng

Thứ ba, 19:00 14/07/2020 | Sống khỏe

TS Lâm cho biết dấu hiệu của trẻ tay chân miệng là sốt cao, trên da xuất hiện các dát đỏ, mụn nước ở quanh miệng, lòng bàn tay, chân.

Bé Nguyễn Diệu Linh (25 tháng tuổi, Hà Nội) được chuyển đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương khi bệnh đã diễn biến đến ngày thứ 4. Khi thăm khám toàn thân, các bác sĩ nhận thấy da vùng đùi 2 bên của bé rải rác nhiều mụn nước đã khô. Bé được tiến hành làm xét nghiệm công thức máu, CRP và EV71. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé Linh mắc tay-chân-miệng độ 2a.

Nhập viện cùng phòng với bé Linh là bé Bảo Nam (8 tháng tuổi, Hà Nội). Gia đình cho biết, 4 ngày trước khi vào viện, bé Nam bỗng dưng nôn và đi ngoài nhiều. 2 hôm sau, khi thay quần áo cho bé, bố mẹ phát hiện chân và tay con nổi rất nhiều nốt phỏng.

Nghi ngờ con mắc tay-chân-miệng, gia đình đưa con đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, qua quá trình thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc tay-chân-miệng mức độ 2a.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương bệnh tay-chân-miệng (hand-foot-mouth disease) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

 Sốt cao không hạ: BS Bệnh viện Nhi khuyến cáo có thể là dấu hiệu tay-chân-miệng nặng - Ảnh 1.

Các dấu hiệu của tay chân miệng

Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 - 50 bệnh nhân. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ Hà Nội.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, bệnh tay-chân-miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm:

– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

– Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Cha mẹ cần chú ý chăm sóc cho trẻ theo hướng dẫn sau:

Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, đi khám phát hiện mắc 2 bệnh ung thư

Đau bụng, đi khám phát hiện mắc 2 bệnh ung thư

Sống khỏe - 5 giờ trước

Sau biểu hiện đau bụng, người phụ nữ đi khám phát hiện mắc ung thư buồng trứng và trực tràng hiếm gặp.

Nếu 5 dấu hiệu này xuất hiện khi đang ngủ nghĩa là lượng đường trong máu của bạn đang cao, cảnh giác bệnh tiểu đường

Nếu 5 dấu hiệu này xuất hiện khi đang ngủ nghĩa là lượng đường trong máu của bạn đang cao, cảnh giác bệnh tiểu đường

Sống khỏe - 6 giờ trước

Dấu hiệu tăng đường huyết có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn đang ngủ.

Hạn chế ăn trứng khi đang có bất ổn đường ruột

Hạn chế ăn trứng khi đang có bất ổn đường ruột

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ăn trứng nhiều khiến bạn đầy bụng, no nhanh, không muốn ăn thêm các loại thực phẩm chứa chất xơ, dễ gây táo bón.

Thực hư cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường, đây là tất cả những điều cần biết khi ăn

Thực hư cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường, đây là tất cả những điều cần biết khi ăn

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Nhiều người cho rằng, ăn cơm nguội tốt cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường), thực hư về điều này vẫn được nhiều người quan tâm.

Vấp phải dây điện hở, bé 9 tuổi nguy kịch

Vấp phải dây điện hở, bé 9 tuổi nguy kịch

Y tế - 8 giờ trước

Bé trai 9 tuổi (quê Tuyên Quang) chơi đá bóng tại nhà, không may vấp phải dây điện máy bơm bị hở, thời điểm người nhà phát hiện ra, trẻ đã ở trong tình trạng hôn mê.

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa hè nắng nóng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh so với thời tiết bình thường, điều này sẽ làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ung thư hạ họng không có triệu chứng rõ rệt nên chỉ 4% số ca được phát hiện sớm. Từ 60 tới 80% số trường hợp phát hiện bệnh khi đã có di căn hạch cổ.

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Y tế - 13 giờ trước

Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng ở chó mèo, thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Ghi nhận thực tế có bệnh nhân tiêu chảy, ngứa 10 năm không biết mình nhiễm giun đũa chó, mèo. Vậy chẩn đoán căn bệnh này thế nào?

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Một cô gái 33 tuổi đã tử vong sau khi thực hiện thủ thuật đặt bóng hơi vào dạ dày để giảm cân trước ngày cưới.

Những người nên hạn chế ăn bún

Những người nên hạn chế ăn bún

Sống khỏe - 16 giờ trước

Bún rất phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Bởi vậy, bạn phải lưu ý cách chọn bún để đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe.

Top