Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viêm khớp dạng thấp – Nguyên nhân gây bệnh

Thứ năm, 11:26 25/06/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Viêm khớp dạng thấp là tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng, đau, nhất là lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Đây là một bệnh tự miễn khá điển hình, biểu hiện tại các khớp với những dấu hiệu rất đặc trưng như: sưng, đau, cứng khớp buổi sáng đối xứng hai bên.

Viêm khớp dạng thấp do đâu?

Viêm khớp dạng thấp mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, diễn biến kéo dài, hậu quả có thể dẫn đến tàn phế. Sau quá trình nghiên cứu lâu dài, các bác sĩ cho rằng, viêm khớp dạng thấp có nguyên nhân là do rối loạn hệ miễn dịch, với sự tham gia của nhiều yếu tố như sau:

Virus, vi khuẩn dị nguyên: Yếu tố này vẫn chưa được các nhà khoa học xác định chắc chắn.

Cơ địa: Bệnh có liên quan chặt chẽ đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).

Di truyền: Viêm khớp dạng thấp có tính di truyền, do liên quan với kháng nguyên HLA DR4 (chiếm 60-70% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp).

Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối

Viêm khớp dạng thấp - Các triệu chứng nặng nề

Các yếu tố thuận lợi khác cho bệnh phát sinh gồm: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể nhiễm lạnh, suy yếu, mệt mỏi, sau phẫu thuật. Diễn tiến bệnh từ từ, tăng dần, bắt đầu từ một khớp nhỏ như bàn ngón tay, cổ tay… với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh có biểu hiện viêm nhiều khớp với các triệu chứng nặng nề, khiến bệnh nhân hạn chế vận động.

Về điều trị viêm khớp dạng thấp, có thể kết hợp nhiều biện pháp: Nội khoa, ngoại khoa, chỉnh hình, vật lý trị liệu. Khi bệnh ở thể nhẹ, có thể sử dụng thảo dược như cây hy thiêm, lá lốt, biện pháp tập luyện, điều trị vật lý trị liệu, xung điện giảm đau, tắm nước suối khoáng… Bệnh ở thể trung bình, có thể dùng các thuốc chống viêm nonsteroid, thuốc corticoid. Đối với bệnh giai đoạn nặng, dùng corticoid toàn thân khi các thuốc chống viêm nonsteroid không hiệu quả, kết hợp với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm như: methotrexat, cyclophosphamid. Tuy nhiên, đối với nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, nếu dùng lâu ngày, người bệnh có nguy cơ bị phù hoặc loãng xương, loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, giảm thị lực… Khi tái phát, bệnh sẽ trầm trọng hơn.

Đẩy lùi viêm khớp dạng thấp để có cuộc sống khỏe

Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn dòng sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm khớp dạng thấp an toàn, không lo tác dụng phụ. Ưu điểm của các sản phẩm này là bệnh nhân có thể dùng lâu dài, hiệu quả bền vững. Sản phẩm từ thiên nhiên tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh.

Hoàng Thấp Linh có thành phần chính là hy thiêm giúp chống viêm, giảm đau nhức xương khớp, sưng đỏ, kết hợp với nhiều loại dược liệu quý khác như: nhũ hương, sói rừng, bạch thược… Do đó, Hoàng Thấp Linh giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, tăng cường hồi phục vận động khớp, giảm viêm, giảm đau, cải thiện biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa cơn đau tái phát. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện E (Hà Nội) và cho hiệu quả tốt trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Năm 2014, Hoàng Thấp Linh đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Việc điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn muộn thường rất khó khăn, do đó, khi có biểu hiện đau, cứng khớp, viêm khớp nhỏ vào mỗi buổi sáng thức dậy thì bệnh nhân nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị. Người bệnh cần tuân thủ việc uống thuốc và khám bệnh định kì, đồng thời sử dụng Hoàng Thấp Linh thường xuyên là biện pháp đơn giản, hiệu quả được nhiều bệnh nhân tin dùng.

Sử dụng Hoàng Thấp Linh trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp:

Năm 2013, nghiên cứu về tác dụng của Hoàng Thấp Linh đối với người bị viêm khớp dạng thấp đã được hoàn thành do chuyên gia Đặng Hồng Hoa thực hiện, tiến hành trên 60 bệnh nhân, được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm điều trị theo phác đồ nền (dùng corticosteroid, chloroquin, methotrexat) và 1 nhóm điều trị theo phác đồ nền kết hợp dùng Hoàng Thấp Linh. Trong thời gian 1 tháng, kết quả cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân cải thiện 20% thang đau và thang hoạt động bệnh (do bệnh nhân tự đánh giá) ở nhóm dùng phác đồ nền kết hợp với Hoàng Thấp Linh cao hơn nhóm không sử dụng Hoàng Thấp Linh (có ý nghĩa thống kê với p<0,05).

 

Về các tiêu chí đánh giá khác, hiệu quả ở nhóm dùng Hoàng Thấp Linh đều cao, lần lượt là: ACR20 (giảm 20% của 5/7 tiêu chuẩn ACR): 66,6% so với 56,6%; ACR50 (giảm 50% của 5/7 tiêu chuẩn ACR): 23,3% so với 16,6%; DAS28 (cải thiện hoạt động bệnh theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Châu Âu): 63,3% so với 53,2%. Tuy nhiên, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Điều này được lý giải là do thời gian nghiên cứu ngắn (chỉ trong 1 tháng). Sản phẩm không ảnh hưởng tới chức năng tim, gan, thận và cơ quan tạo máu.

Bạn đọc quan tâm gọi đến số: 04.37757066 / 08.39770707

Hoặc truy cập: http://benhviemkhop.vn để biết thêm thông tin.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thành Tâm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 phút trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 3 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Top