Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao sau Tết trẻ hay bị ốm?

Thứ sáu, 15:00 09/03/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sau Tết là giao mùa đông xuân, nguy cơ có nhiều dịch bệnh bùng phát, cộng với sau kỳ nghỉ dài hay di chuyển, tụ tập, ăn uống thất thường… khiến nhiều trẻ rất dễ bị ốm. Làm sao để tránh?


Tăng cường cho trẻ ăn thực phẩm chín, tươi, sạch, cân bằng 4 nhóm glucid, lipid, protein, vitamin, khoáng chất để trẻ khỏe mạnh.     Ảnh : TL

Tăng cường cho trẻ ăn thực phẩm chín, tươi, sạch, cân bằng 4 nhóm glucid, lipid, protein, vitamin, khoáng chất để trẻ khỏe mạnh. Ảnh : TL

Hay gặp sau Tết là các chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, nhiệt miệng… Hoặc nóng lạnh thất thường do giao mùa đông xuân - khiến các viêm đường hô hấp, bệnh mãn tính (như hen phế quản, viêm xoang) bùng lên.

1. Đầy bụng, chán ăn

Trong Tết trẻ được ăn uống thỏa thích các loại bánh kẹo, bố mẹ cũng lơ là giám sát chế độ ăn uống, khiến trẻ sau Tết hay bị đầy bụng, chán ăn. Đầy bụng chán ăn còn là một trong những biểu hiện bị táo bón (trẻ sẽ đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng thành viên, hoặc đóng khối to, đi ngoài khó).

Theo hướng dẫn của BS Hoàng Lê Phúc (Khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1, TPHCM), khi bị táo bón nếu là trẻ dưới 6 tháng thì cho bé bú mẹ hoàn toàn và uống 100-200ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6-12 tháng uống 200-300ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn uống 1.000ml nước/ngày. Bé lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1.500 - 2.000ml nước/ngày. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín có tính nhuận tràng (đu đủ, rau và củ khoai lang, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi…).

Nên xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, ngày 3-4 lần giữa 2 bữa ăn để kích thích, tăng nhu động ruột. Trẻ lớn cho chạy nhảy nô đùa, tập thể dục thường xuyên. Rèn cho trẻ thói quen đi tiêu đúng giờ (sau bữa ăn là tốt nhất), chế độ ăn uống cân bằng, như thế sẽ giúp trẻ hết táo bón là hết sợ ăn. Nhưng sau vài ngày không khỏi thì phải cho trẻ đi khám để được bác sĩ cho dùng thuốc.

Hạn chế cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, uống nước có gas, cà phê...

2. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai), nếu trẻ nôn ít, tiêu chảy dưới 6 lần trong ngày có thể cho trẻ uống bù dịch oresol tại nhà, không phải vào viện. Nhưng trẻ tiêu chảy kèm khó thở, sốt cao… hoặc tiêu chảy nặng quá gây mất nước thì cần đưa vào viện ngay.

Khi trẻ bị tiêu chảy, dù trẻ đòi bố mẹ cũng không cho trẻ uống nước có gas vì sẽ làm tăng tình trạng mất nước. Cũng không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy vì làm giảm nhu động ruột, khiến phân ứ đọng gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột…

Cho ăn thức ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp. Nên bổ sung men vi sinh giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tránh kiêng khem quá mức như chỉ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ ốm nặng, có thể suy dinh dưỡng hơn.

Cần đưa trẻ đi viện ngay khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, hoặc sau 1 ngày triệu chứng không giảm; hoặc đi phân lẫn máu, lẫn nhầy; Hoặc sờ tay ấn bụng thì trẻ kêu đau; Hay trẻ bị nôn ói, không ăn uống được, có dấu hiệu mất nước nặng (như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông, sốt cao...).

Để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm thì sau Tết dù nhà còn dư thức ăn bảo quản trong tủ lạnh, nhưng không nên cho trẻ ăn. Đồ ăn cũ hâm lại cũng không nên cho trẻ ăn, vì đường tiêu hóa trẻ yếu, rất dễ bị tiêu chảy. Hạn chế cho trẻ ăn các món dưa góp, dưa chua, mứt lâu ngày, bánh chưng, giò đã làm trên 2 tuần.

Luôn cho trẻ ăn đồ chế biến nóng mới. Bố mẹ phải quản lý về số lượng và chất lượng thực phẩm, không để trẻ ngon miệng mà ăn nhiều, tránh để hệ tiêu hóa quá tải có thể gây ngộ độc.

3.Viêm đường hô hấp

Giao mùa đông xuân, nóng lạnh kèm nồm ẩm, nồng độ vi khuẩn, virus trong không khí tăng lên khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm, gia tăng các bệnh đường hô hấp. Khi thấy trẻ bị chảy nước mũi/ngạt mũi bố mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%, hoặc bôi dầu tràm - khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ, hoặc nhỏ vào nước tắm để phòng trị cảm lạnh cho trẻ.

Trẻ có ho thì uống siro ho thảo dược để giải cảm, trừ ho, tiêu đờm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, ho do lạnh, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản.

Theo các bác sĩ, bố mẹ có thể chăm sóc con tại nhà khi trẻ viêm đường hô hấp trên mà trẻ tỉnh táo, chỉ có ho, sổ mũi, hơi sốt. Hết sốt trẻ hết khó thở, chơi thoải mái. Trường hợp nặng hơn (sốt, có dấu hiệu khó thở) thì nên đưa bé đi khám bác sĩ.

4. Trẻ nhiệt miệng

Do trong Tết trẻ ăn nhiều bánh kẹo, mứt nên sau Tết trẻ hay bị nhiệt miệng. Cha mẹ cần vệ sinh miệng cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây chứa vitamin C (hoặc uống vitamin C dạng thuốc theo chỉ định của bác sĩ).

Phòng tránh để trẻ ít bị ốm

Các chuyên gia y tế khuyên, thời tiết nóng lạnh thất thường bố mẹ nên cho trẻ ăn mặc thích hợp, tốt nhất nên mặc vài lớp áo cho trẻ để dễ dàng cởi ra khi nóng, mặc vào khi lạnh. Như thế cũng tránh được mồ hôi sẽ thấm ngược làm trẻ dễ ốm.

Cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách để khắc phục mệt mỏi, ì ạch sau Tết. Sáng ra nên cho trẻ uống cốc nước ấm pha chanh và vài giọt mật ong giúp thanh lọc cơ thể, giải độc cơ thể. Ban ngày uống đủ nước (khoảng 1,5 lít nước/ngày), để thanh lọc chất độc qua đường tiêu hóa.

Tăng cường chất xơ cho trẻ bằng rau lá xanh, củ cải, cà rốt, súp lơ, cải bắp… giúp thải độc cho gan, thận, sớm hồi phục cơ thể sau Tết. Cho trẻ ăn nhiều bưởi vì bưởi giúp giải độc cao cho gan, thận, đốt cháy chất béo, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thoải mái. Bồi dưỡng thêm đồ thủy, hải sản nấu chín vừa bổ sung canxi, vừa chống ngán sau Tết. Tăng cường cho trẻ ăn thực phẩm chín, tươi, sạch, cân bằng 4 nhóm glucid, lipid, protein, vitamin, khoáng chất để trẻ khỏe mạnh.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ ăn sẵn, đồ đóng hộp, nước uống tăng lực, có ga… để trẻ có sức khỏe tốt, khỏe mạnh. Hạn chế đưa bé tới các vùng đang có ổ dịch. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi chơi ở ngoài về nhà.

Ngoài ra cần rèn cho trẻ ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ và đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ trong ngày cho trẻ. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo đúng độ tuổi và thời gian quy định. Khi hệ thống miễn dịch của trẻ được tăng cường hiệu quả trẻ ít bị ốm, hay nhiễm virus, vi khuẩn hơn, hoặc nhanh hồi phục sức khỏe hơn khi nhiễm bệnh.

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 10 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top