Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêm hay uống thuốc tốt hơn?

Thứ năm, 08:33 02/12/2010 | Sống khỏe

Thuốc bao giờ cũng có các dạng bào chế khác nhau để thầy thuốc lựa chọn cho phù hợp với từng mức độ bệnh, tình trạng bệnh nhân và dễ dàng sử dụng, thuận lợi cho người bệnh và nhất là đối với người cao tuổi, trẻ em.

Khi thầy thuốc quyết định cho người bệnh sử dụng thuốc uống hay thuốc tiêm (tiêm bắp, tiêm dưới da hay tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm nhỏ giọt) là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích điều trị, kết hợp với tình trạng thực tế của người bệnh cũng như về dược lực, dược động học của thuốc ấy (thời gian phát huy tác dụng và hết tác dụng của thuốc).

Yêu cầu khi dùng thuốc là phải chọn lựa loại thuốc tốt có nghĩa là thuốc nhanh chóng có được nồng độ đủ để phát huy tác dụng kịp thời sau khi sử dụng, có thời gian tồn tại trong máu càng lâu càng tốt, để không phải dùng nhiều lần trong ngày. Mặt khác thuốc không gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, dễ sử dụng, mùi vị dễ chịu khi uống hoặc khi tiêm ít đau và giá thành hợp lý nhất.

Về dược động học, khi đưa bất cứ một thứ thuốc nào vào cơ thể, thuốc cũng cần có một thời gian nhất định để hấp thu vào máu, đủ để phát huy tác dụng và sẽ bị cơ thể loại bỏ bằng các cách khác nhau ra khỏi cơ thể.

Thuốc dùng qua đường tiêm sẽ nhanh chóng có nồng độ cao trong máu và trong vùng bị bệnh, nghĩa là sẽ sớm phát huy tác dụng. Nhưng thuốc tiêm cũng nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể.
 
Chẳng hạn khi sử dụng kháng sinh như tiêm ampicilin qua đường tĩnh mạch, sau 2 – 3 phút sẽ có nồng độ tối đa trong máu và thuốc sẽ bị loại trừ ra khỏi cơ thể sau 5 giờ nên phải tiêm ít nhất 4 lần mới giữ được nồng độ thuốc thích hợp để có thể chống được vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong máu.
 
Còn nếu tiêm bắp sẽ mất 45 - 60 phút để có nồng độ tối đa cần thiết và sẽ bị đào thải khỏi cơ thể sau 7 -8 giờ, như vậy đòi hỏi phải tiêm bắp ít nhất 3 lần mỗi ngày mới đủ tác dụng. Ngược lại, nếu uống phải mất 2 giờ sau mới đạt nồng độ tối đa cần thiết nhưng thuốc chỉ bị đào thải phần lớn sau khoảng 10 giờ và người bệnh chỉ cần uống 2 lần mỗi ngày cũng có thể đủ tác dụng cần thiết.
 
Như vậy trong thực tế phải dùng đường tiêm bắt buộc với những trường hợp có rối loạn hấp thu tại đường tiêu hóa, hay nôn trớ thường xuyên nên không thể đưa thuốc vào đường tiêu hóa. Hoặc trong trường hợp nhiễm khuẩn quá nặng (nhiễm khuẩn máu có choáng, nhiễm khuẩn máu do não mô cầu… ).
 
Còn trong đại đa số tình trạng khác đều có thể dùng đường uống với liều lượng thích hợp sẽ có tác dụng chữa bệnh như đường tiêm. Dùng đường uống còn tránh được đau đớn cho bệnh nhân nhất là trẻ em, ít có tác dụng phụ và tai biến hơn tiêm, dễ dùng và giá thành hợp lý.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 21 phút trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 25 phút trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

Top