Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư nước củ sả tươi chữa ung thư

Thứ hai, 07:00 03/11/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Gần đây, trên các diễn đàn, mạng xã hội lan truyền thông tin về nước củ sả tươi chữa được bệnh ung thư khiến dư luận được một phen bán tín bán nghi. PV Báo GĐ&XH đã vào cuộc tìm hiểu về thực hư của loại “thần dược” dễ kiếm này.

 

Cây sả từ trước đến nay chủ yếu dùng làm gia vị thức ăn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tác dụng của nó trong trị bệnh ung thư. 
Ảnh: TL
Cây sả từ trước đến nay chủ yếu dùng làm gia vị thức ăn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tác dụng của nó trong trị bệnh ung thư. Ảnh: TL

 

Chết đuối vớ được cọc?

Ông Trần Văn Tá (trú tại xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) mắc bệnh ung thư dạ dày cho biết, ông là một trong số những người rất tích cực uống nước sả tươi. Tâm sự với PV, ông Tá đầy hy vọng: “Tôi bị ung thư, vì buồn chẳng làm được gì mà cũng chẳng có việc gì để làm, tôi lân la lên mạng, vô tình đọc được bài “Uống nước cây sả làm cho tế bào ung thư tự tiêu”, tôi như người chết đuối vớ được cọc. Hơn nữa, sau đó tôi gõ cụm từ đó vào google tìm kiếm thấy hiện ra mấy trăm nghìn kết quả nên tin tưởng lắm. May mắn, vườn nhà tôi lại trồng đầy sả”.

Ông Tá cho hay, cách đây 4 ngày ông đã nấu nước sả tươi để uống hằng ngày kèm với thuốc chữa ung thư dạ dày mà bác sỹ kê toa. Ngày nào ông cũng tự ra vườn lấy sả nấu nước uống và hy vọng sự màu nhiệm sẽ đến với mình. Không biết có phải do tinh thần tốt lên với hy vọng màu nhiệm hay củ sả có tác dụng thật mà từ hôm uống nước củ sả đến nay, ông Tá thấy người dễ chịu hơn?

Còn bà Lý Thị Uyên (phố Vũ Hữu, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho hay: “Tôi bị ung thư thực quản, mới phát hiện  cách đây 1 tháng và hiện đang điều trị bằng thuốc. Mới đây, thấy rộ lên thông tin cây sả chữa ung thư tôi cũng mua sả tươi về nấu nước uống. Tôi đã mua rất nhiều sả, dặn cả người bán lấy cho sả còn nguyên củ và rễ để mang ra khu đất trống gần nhà để trồng dùng dần. Hy vọng là nó có tác dụng tốt đối với bệnh của mình”.

Không ít người mắc bệnh ung thư cũng đã thực hiện phương thức “còn nước còn tát” theo cách mà ông Tá và bà Uyên đang làm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, thông tin về cây sả chữa ung thư khởi nguồn từ bài báo đăng trên tạp chí khoa học Planta Medica và ngay sau đó được phổ biến trên thông tin đại chúng của Israel. Bài báo đó bắt nguồn từ một nghiên cứu của Trường ĐH Ben Gurion (BGU) thuộc vùng Negev, Israel năm 2013. Theo đó, dầu thơm trong cây sả có thể kích thích các tế bào ung thư trong ống nghiệm tự tiêu hủy, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường. Bác sĩ Rivka Okir (Trường ĐH Ben Gurion) từng cho biết, nếu sử dụng một liều lượng tinh chất dầu sả thu từ 1g cây sả qua 8 lần uống mỗi ngày  sẽ thúc đẩy tế bào ung thư tự hủy diệt. Các thanh tra thuộc Trường ĐH Ben Gurion đã kiểm tra lại sự ảnh hưởng của tinh chất dầu sả trên tế bào ung thư bằng cách cho thêm tế bào lành đã được nuôi cấy vào, có cùng tỷ lệ so với khi thử nghiệm trên tế bào ung thư. Kết quả cho thấy, trong khi tinh chất dầu sả diệt tế bào ung thư thì tế bào lành vẫn sống bình thường.

Chưa có nghiên cứu cụ thể

Về vấn đề này, theo Dược sỹ Trần Việt Hưng, Phòng thí nghiệm Phân tích máu và định bệnh truyền nhiễm, Hội Hồng thập tự Hoa Kỳ cho rằng: “Với liều lượng uống ngày 8 lần, mỗi lần chắt tinh dầu của 1g sả tươi thì theo tôi là quá ít (liều dùng sả trong y học cổ truyền để trị một số bệnh là khoảng 12g sả tươi sắc uống mỗi ngày) để có được hoạt tính thật sự trong việc điều trị. Tuy nhiên, uống nước sả cũng vô hại nên các bệnh nhân đang bị ung thư cứ việc thử uống thêm để thay nước trà trong khi đang được điều trị. Còn với thông tin trong bài báo “Uống nước cây sả làm cho tế bào ung thư tự tiêu” chỉ là quảng cáo cho một số thành quả về việc phát triển trồng trọt tại những vùng sa mạc ở Israel. Bài báo cũng ghi khá rõ là các bệnh nhân đang bị ung thư và đang được chữa trị bằng các phương pháp y khoa chính thống như xạ trị, hóa trị... thì cho uống thêm nước sả để bổ sung mà thôi.

Tuy nhiên, Dược sỹ Trần Việt Hưng cũng thừa nhận, trong tinh dầu sả có limonen, geraniol - là 2 trong những thành phần đã được nghiên cứu nhiều về các hoạt tính trị ung thư. Còn nghiên cứu tại Trường ĐH Ben Gurion là nhằm xác định các thông số dược động học và liều cao nhất được xem là an toàn khi thử với bệnh nhân ung thư, nhưng không xác định về mức độ hữu hiệu của nó.

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường, Phó giám đốc phụ trách việc bào chế và sản xuất thuốc của Công ty Đông nam dược Bảo Long TP HCM cho rằng, tinh dầu sả ngoài làm gia vị chế biến thức ăn, có thể dùng để uống giúp làm khỏe đường tiêu hóa, cũng có thể dùng để gội đầu, hoặc xoa bóp hay xông hơi có tác dụng thư giãn rất tốt. Ngoài ra, nước sả còn dùng để xịt quanh nhà nhằm xua đuổi côn trùng như kiến, gián, muỗi và bọ chét… Còn thông tin về nước cây sả chữa ung thư hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể.

 

Chỉ là thông tin truyền miệng

“Thông tin về nước cây sả tươi chữa ung thư lan truyền chỉ là kinh nghiệm dân gian, truyền miệng, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này. Trong Đông y cũng chưa dùng sả là thành phần chính để trị liệu trong các chứng bệnh ung thư”.

GS.TS Trương Việt Bình - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

 Mai Hạnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Y tế - 9 phút trước

GĐXH - 8h30 ngày 19/5, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát động Chương trình “Đăng ký hiến tặng mô, tạng – Cho đi là còn mãi”.

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

Sống khỏe - 3 giờ trước

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn muốn duy trì thành quả đó bền vững. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cụ thể, khoa học và kiên trì, bạn sẽ thực hiện được điều đó.

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 13 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 17 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 20 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 21 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 22 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Top