Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thịt lợn nhiễm sán chưa là gì, đây mới chính là “thủ phạm” gây bệnh sán nguy hiểm cho con người

Thứ ba, 12:51 19/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – “Ăn thịt lợn gạo thì mắc bệnh sán, uống thuốc là khỏi, còn ăn rau sống có trứng sán thì bị bệnh gạo, đành…bó tay”

Hơn 90% rau sống nhiễm ký sinh trùng

Nhiều ngày qua, thông tin hàng trăm học sinh các trường mầm non ở Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn do ăn phải thịt lợn “bẩn” đã khiến dư luận hoang mang. Tuy nhiên, ít người biết rằng, ăn rau sống chứa trứng sán lại nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với ăn phải thịt lợn nhiễm sán.

Bệnh sán lợn đã có phác đồ điều trị hiệu quả, phụ huynh không nên quá hoang mang Bệnh sán lợn đã có phác đồ điều trị hiệu quả, phụ huynh không nên quá hoang mang

GiadinhNet – Số trẻ ở Bắc Ninh được bố mẹ đưa lên Hà Nội xét nghiệm sán lợn vẫn tiếp tục tăng lên. Nhiều phụ huynh ở Hà Nội cũng lo lắng đưa con đi xét nghiệm. Các chuyên gia khuyến cáo các phụ huynh không nên quá hoang mang.

Theo đó, rau sống được biết đến là một món rất phổ biến tại Việt Nam. Các loại rau thường là: Xà lách, rau muống, cải xanh, cải xoong, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế…). Rau sống cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín.

Tuy nhiên, trên thực tế, tại các vùng nông thôn ở nước ta vẫn còn tập quán tưới rau bằng phân chuồng tươi (phân người và phân lợn, trâu bò chưa được ủ kỹ). Điều này rất nguy hại dễ dẫn đến nguy cơ gây bệnh cho con người, trong đó có bệnh sán.

Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương trên 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng (KST) trên rau là 92,3 - 100%. Trong đó, 4 loại rau có tỷ lệ nhiễm KST 100% là xà lách, cải xanh, cải cúc và rau má. Còn các loại rau gia vị, rau muống, rau diếp cũng bị nhiễm KST 92,3%, trong đó, đa phần là trứng các loại giun sán.

Ăn rau sống nhiễm trứng sán sẽ mắc bệnh gạo


Ăn rau sống chứa trứng sán nguy hiểm hơn ăn thịt lợn gạo. Ảnh TL

Ăn rau sống chứa trứng sán nguy hiểm hơn ăn thịt lợn gạo. Ảnh TL

Về vấn đề này, TS.BS Phạm Hùng Vân, Hiệu trưởng Trường Đại học Phan Châu Trinh (Quảng Nam) cho biết: Nếu ăn phải rau tưới phân người bị nhiễm các trứng sán lợn (do các đốt sán lợn phân hủy thải ra) thì các trứng này khi vào ruột người sẽ phóng thích ra các ấu trùng để chui qua ruột người vào máu rồi hình thành các nang sán lợn (hay còn gọi là gạo) tại các cơ quan, thường là ở các cơ dưới da, mắt và não. Do đó, ăn rau sống chứa trứng sán còn nguy hiểm hơn nhiều lần so với việc ăn phải thịt lợn gạo.

Theo phân tích của BS Phan Xuân Trung, Trung tâm Y khoa Medic (TP HCM), con người ăn phải thịt lợn gạo thì sẽ “dính” một con sán trong ruột. Con sán này có thể bị “trục xuất” ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng bằng cách uống thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp ăn rau sống bị nhiễm trứng sán rồi hình thành các hạt gạo khu trú tại các cơ quan trong cơ thể thì không thể loại bỏ được.

Hay nói nôm na theo cách của BS Phan Xuân Trung: “Ăn thịt lợn gạo thì mắc bệnh sán, uống thuốc là khỏi, còn ăn rau sống có trứng sán thì bị bệnh gạo, đành bó tay. Thế nhưng, người ta nhìn miếng thịt lợn có gạo thì “sợ” hơn là nhìn bó rau chứa trứng sán”.

Rau sống rửa 3 lần nước vẫn chưa sạch hết ký sinh trùng

Cũng theo nghiên cứu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đối với 8 mẫu rau hay bị nhiễm KST nhất, dù đã được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại thì mức độ nhiễm KST không được cải thiện bao nhiêu. Cụ thể, sau lần rửa thứ nhất, tỷ lệ nhiễm KST vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba còn 51,9%.


Cần rửa rau trực tiếp dưới vòi nước sạch để loại bỏ trứng giun sán. Ảnh TL

Cần rửa rau trực tiếp dưới vòi nước sạch để loại bỏ trứng giun sán. Ảnh TL

Do đó, để đảm bảo an toàn, cần loại bỏ dần thói quen tưới rau bằng phân chuồng tươi hoặc phân xanh chưa được ủ kỹ để tránh cho rau bị nhiễm KST. Nên bón bằng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh vừa bảo vệ môi trường vừa an toàn cho sức khỏe.

Khi muốn ăn rau sống, tốt nhất nên rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Sau đó, ngâm rau sống với nước muối loãng trong vài phút. Vớt ra, vẩy sạch nước trước khi ăn.

Nếu cẩn thận hơn, nên chần qua rau bằng nước sôi trước khi ăn, nhất là đối với những người có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai, sản phụ đang cho con bú, người bị viêm đại tràng, người bị đau dạ dày, người hay bị tiêu chảy...

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 49 phút trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 2 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 4 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top