Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thịt độc chủ yếu ở thành phố

Thứ hai, 11:28 16/04/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thông tin này được đưa ra tại buổi Hội thảo "Sử dụng chất tạo nạc và an toàn thực phẩm" do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 13/4.

Nhiều bà nội trợ tỏ ra e ngại với thịt lợn nhiều nạc. Ảnh: TL

Phát hiện nhiều mẫu có tồn dư chất cấm
 
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, năm 2011 Trung tâm nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng (CESCON) đã tiến hành khảo sát đối với thức ăn chăn nuôi cho lợn trên thị trường ở khu vực phía Nam. Kết quả cho thấy, sau 2 đợt lấy 30 mẫu và phân tích thử nghiệm, phát hiện có 10 mẫu tồn dư chất cấm nhóm Beta-agonist, chiếm 33%. Trong số 20 mẫu thịt lợn đợt 1 có 3 mẫu phát hiện có tồn dư Beta agonist- chất cấm (chiếm 15%).

Đợt 2, nhóm nghiên cứu lấy 10 mẫu tại 5 địa điểm trung tâm TP HCM là chợ Bến Thành, Tân Bình, Bà Chiểu, cửa hàng thực phẩm VISSAN và siêu thị Đinh Tiên Hoàng thì cả 5 đều phát hiện mẫu tồn dư hóa chất tạo nạc bị cấm, với tỷ lệ 7/10. Trong khi 10 mẫu lấy ở chợ ngoại thành thì chỉ có 1 mẫu dương tính. Đáng chú ý là 40% số mẫu mua tại TP HCM bị phát hiện có tồn dư Beta agonist, trong đó có đến 90% là ở khu vực trung tâm thành phố, nơi đông người tiêu dùng lại có hệ thống kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng, ban quản lý chợ.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, với 30 mẫu khảo sát phát hiện 10 mẫu có tồn dư Beta agonist chiếm 33%, tăng hơn so với kết quả khảo sát năm 2006 của Cục Chăn nuôi - 11% và Chi cục Thú y TP. HCM gần 30%. Đáng lo ngại là sau khi khảo sát, kiểm nghiệm, phát hiện được thịt có chất cấm thì hàng đã tiêu thụ hết, mọi nguy hại người tiêu dùng đã phải gánh chịu.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng cho biết, báo cáo của 9 phòng thí nghiệm được Bộ NN&PTNT chỉ định phân tích các chất cấm thuộc nhóm Beta agonist trong chăn nuôi phân tích 3 tháng đầu năm 2012, cụ thể phát hiện dương tính trong thức ăn chăn nuôi 13/268 mẫu = 4,8%, trong thuốc thú y: 2/18 mẫu = 11,1%, trong thịt, gan lợn: 8/179 mẫu = 4,4%, trong nước tiểu lợn: 7/108 mẫu = 6,4%. Cục thành lập gấp 2 đoàn công tác kiểm tra chất cấm tại 15 tỉnh ở miền Bắc và duyên hải Nam Trung Bộ, tổng số 136 mẫu phát hiện có 3 mẫu dương tính tại Hoà Bình, Bắc Ninh và Hải Dương.

Cùng thời gian này, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cũng đã phân tích khoảng 200 mẫu thịt và thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc xác định các hợp chất nhóm Beta-agonist. Trong đó có 16 mẫu có tồn dư những hóa chất này.
 
Cần có quy định về giới hạn tồn dư cho phép
 
Nhận biết thịt lợn  có chất tạo nạc
Thit lợn ăn chất tạo nạc có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại (thịt lợn bình thường có màu hồng tự nhiên và mịn); khi nấu bị mất chất béo và mùi vị không thơm ngon. Loại thịt lợn này còn tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém.
Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò. Người tiêu dùng nên tránh mua những loại thịt lợn có mông và vai nở to, bắp thịt cuồn cuộn lên một cách khác thường nếu quầy còn để nguyên con.

Thịt đã cắt ra có thể phân biệt bằng quan sát tỷ lệ nạc trên miếng thịt: Thịt sử dụng chất tăng trọng có tỷ lệ nạc quá nhiều, mầu hơi sậm, nạc gần như dính vào da, phàn mỡ rất mỏng.
 
PGS. TS Phan Thị Sửu
(Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam)
PGS.TS Phan Thị Sửu, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, trong nhóm B-agonist, 2 chất sanbutamol và clenbuterol cả thế giới đều cấm, riêng với chất ractopamine lại có đến 24 nước chấp nhận cho sử dụng. Lý do là vì sanbutamol hoặc clenbuterol tích lũy lâu trong thận, gan và mỡ vật nuôi còn ractopamine bị đào thải nhanh qua con đường nước tiểu.
 
"Ở những nước chấp nhận cho sử dụng chất này đều có quy trình cách ly trước khi giết mổ 14 ngày để đảm bảo các chất kích nạc đã đào thải hết. Trong khi ở Việt Nam, người dân lại cho lợn ăn tới ngày cuối cùng trước khi xuất chuồng, thậm chí người tiêu dùng còn ăn cả nội tạng lợn nên có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ. Hơn nữa, chủ yếu chăn nuôi qui mô hộ gia đình, nhỏ lẻ không có kiểm soát thì không nên cho phép dùng các chất này trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm” - PGS. TS Phan Thị Sửu nói.

PGS.TS Phạm Thị Sửu cũng cảnh báo rằng, tại Việt Nam, clenbutarol, salbutamol và ractopamine là 3 chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi do Bộ NN&PTNT ban hành năm 2002. Trong đó, clenbutarol là chất độc hại nhất, rất dễ tồn dư trong thịt, có thể tạo thành hiện tượng trúng độc mãn tính và cấp tính.
 
Dư lượng của clenbuterol tồn tại trong võng mạc mắt và trong tóc lâu tới vài tháng. Việc ăn phải thịt lợn chứa chất clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp… Đặc biệt, gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.

TS Lê Thị Hồng Hảo - Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, hiện kết quả hàm lượng các chất này trong thực phẩm vẫn ở mức an toàn nếu đối chiếu với các quy định của thế giới. Việc cấm sử dụng các chất tạo nạc trong thức ăn chăn nuôi là cần thiết để đảm bảo sự an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên, cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi không có nghĩa là hàm lượng các chất này trong thực phẩm phải bằng "không". Vì thế, cần có quy định về giới hạn tồn dư tối đa cho phép của các chất clenbutarol và salbutamol.

Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và chăn nuôi, ông Nguyễn Mạnh Hùng khuyến nghị, cơ quan chức năng cần có kế hoạch và phương pháp để kiểm tra, giám sát việc đưa các chất thuộc nhóm Beta agonist vào thức ăn chăn nuôi hoặc cho lợn ăn trực tiếp. Đồng thời, kiểm tra phát hiện thịt lợn có tồn dư những hoá chất này trên thị trường. Đây là việc phải làm thường xuyên chứ không phải những lúc "nóng" mới kiểm soát. Ngoài ra, cũng cần truy tận gốc nguồn cung cấp những chất tạo nạc này.
 
Phương Thuận
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 4 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 15 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 16 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 23 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Top