Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thịt cấp đông thế nào là sạch, không sợ sinh bệnh?

Thứ hai, 16:40 23/11/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết.

Cấp đông thịt thế nào cho đúng chuẩn?

Theo TS Đức Minh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), đã có qui định rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh thú y, kỹ thuật mổ xẻ, bao gói, bảo quản, vận chuyển thịt gia súc, gia cầm lạnh đông (thịt cấp đông)…

Ví dụ với thịt lợn cấp đông đúng quy trình là phải kiểm dịch, đông lạnh hơn 5 tiếng trong nhiệt độ âm 45 độ C để đạt được âm 20 độ C ở tâm sản phẩm, rồi mới trữ lạnh.

Theo đó, thịt cấp đông cho phép có ít tuyết ở mặt ngoài khối thịt, không cho phép thịt có băng đá, cháy lạnh, tiết dịch, cấp đông trên một lần và tạp chất lạ.

Mỗi mảnh thịt là một khối định hình, đông cứng, đanh. Màu thịt hồng đỏ tươi, mỡ màu trắng đục, da màu trắng hồng, tuỷ xương ống màu hồng.

Một dây chuyện sản xuất thịt cấp đông. Ảnh minh họa

 

Khi giải đông trạng thái thịt chắc, dai, có độ đàn hồi tốt, mặt thịt không ướt; Mỡ mềm mại, trắng đục và da màu trắng hồng; tuỷ bám vào thành của xương ống. Không cho phép thịt, da, mỡ, xương, tuỷ bị biến màu.

Trạng thái làm chín thịt có có mùi thơm, vị ngọt đạm đặc trưng. Không cho phép thịt có mùi ôi, chua, khét và mùi lạ. Nước luộc thịt thơm, trong, có váng mỡ to.

Sau khi lạnh đông, thịt được bảo quản trong kho lạnh chuyên dùng, không có mùi lạ, đảm bảo vệ sinh nhiệt độ từ âm 18 – 22 độ C. Thời gian bảo quản không quá 18 tháng kể từ ngày sản xuất.

Với các tiêu chuẩn trên, thì các tủ lạnh gia đình khó có thể trữ được lâu, dù là trong ngăn đá, chưa kể mua phải thịt lợn bệnh, da xước, rách, sót lông, gãy xương, bầm giập mô cơ, tụ máu. Trữ lạnh không đúng tiêu chuẩn còn làm thịt bị cháy lạnh, có băng đá, bị mốc, mảnh thịt bị biến dạng…

Dễ sinh bệnh nếu thường xuyên ăn thịt trữ tủ lạnh

Theo các chuyên gia, thịt cấp đông của các công ty lớn đủ tiêu chuẩn bảo quản có thể giết chết 90% các tế bào vi khuẩn gây hại. Nếu để cấp đông từ âm 18 độ đến âm 30 độ thì để được 6 – 12 tháng. Nếu cấp đông sâu ở âm 36 độ thì để được 18 tháng.

Nhưng ở gia đình đã có những nghiên cứu cho thấy thịt tươi cất trữ trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người ăn. Nguyên do là quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết.

Tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông giảm tới 20%. Do đó nếu thường xuyên ăn loại thịt này về lâu dài dễ sinh bệnh, bởi hàm lượng chất lượng dinh dưỡng sẽ bị mất đi theo thời gian bảo quản, chế biến.

Nếu để thịt ngoài nhiệt độ thường khoảng 24 giờ có thể bị hỏng, không nên ăn nữa bởi vi khuẩn sinh sôi nảy nở, thịt bị phân hủy sản sinh ra các độc tính, ăn vào nhẹ cũng bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, nặng thì có thể ảnh hưởng tới tính mạng.


Thịt trữ trong tủ lạnh không nên để quá lâu. Ảnh minh họa

Thịt trữ trong tủ lạnh không nên để quá lâu. Ảnh minh họa

 

Bảo quản không quá 3 – 7 ngày

Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp để ngăn ngừa hư hỏng, duy trì đầy đủ dinh dưỡng tự nhiên của thịt là đúng, nhưng không có nghĩa là thịt cất trữ trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%

Theo các chuyên gia thực phẩm:

- Thời gian lưu trữ trong tủ lạnh thích hợp nhất là từ 3 - 7 ngày.

- Thịt nên giữ ở 0 độ C, và dùng trong vòng 3 ngày là phù hợp.

- Các loại thịt bắp nguyên khúc (đùi heo), thịt đã xử lý (thịt hun khói...) có thể giữ lâu hơn, nhưng không nên để lâu quá 7 ngày bởi chất dinh dưỡng sẽ mất đi theo thời gian bảo quản.

Lưu ý:

- Rửa sạch thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh trữ đông.

- Bao gói thực phẩm kỹ để tránh bị mất nước, hay thay đổi màu sắc. Nên để thịt nguyên miếng sẽ bảo quản lâu hơn thịt băm.

- Thịt mua từ siêu thị về không nên rửa, cứ để nguyên trong hộp để bảo quản.

- Khi đã rã đông thịt cần chế biến hết số thịt, cá đó.

- Không nên bảo quản thịt, cá quá lâu trong tủ lạnh vì sẽ bị mất độ ngon, hư hỏng.

Uyển Hương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 17 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 18 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top