Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật đằng sau lời đồn thổi “trên giời” về công dụng của nấm Tây Tạng

Thứ tư, 09:11 23/04/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Tin đồn nấm sữa Tây Tạng ngoài dễ tiêu hóa, làm đẹp da còn chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo như: Tim mạch, tuần hoàn, gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu, ung thư... khiến nhiều người nhao nhao đua nhau làm nấm Tây Tạng. Theo các chuyên gia, thực sự công dụng của nấm Tây Tạng chỉ là một loại men tiêu hóa và khuyến cáo người dân không nên tự nuôi loại nấm này trong nhà.

Sự thật đằng sau lời đồn thổi “trên giời” về công dụng của nấm Tây Tạng 1

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh nấm Tây Tạng có thể chữa được các bệnh tim mạch, ung thư… ảnh: TG


Chữa bách bệnh

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội), Tây Tạng có nhiều loài kỳ hoa dị thảo nổi tiếng huyền bí như đông trùng hạ thảo, nấm tuyết linh chi… và giờ đây là nấm sữa Tây Tạng (còn gọi là nấm Tuyết Liên, nấm Kefir) được một số người Việt Nam thấy công dụng tốt đã đem về nhân giống, truyền nhau dùng cùng với những lời đồn thổi “trên giời” là hỗ trợ trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, biếng ăn, cân bằng cơ thể, chữa tim mạch, huyết áp, thiếu máu, xương khớp, hô hấp, làm tan sạn trong thận và mật, ngừa mỡ vùng bụng phát triển, trị mất ngủ, giúp tóc mọc lại, chống lão hóa… Mới đây còn có thông tin dùng nấm sữa Tây Tạng để hỗ trợ trị ung thư nội tạng, máu ngứa, bệnh ngoài da… càng khiến nhiều người đua nhau nuôi cấy loại nấm này.

Thông tin từ siêu thị tiện ích (sieuthitienich.com), nấm sữa Tây Tạng được phụ nữ ưa thích đặc biệt bởi có thể uống, thoa trực tiếp lên mặt như kem dưỡng da, làm da trắng mịn, hồng hào dần lên, còn giúp phục hồi những chức năng bị yếu cho cơ thể mà không làm người ăn bị béo lên. Đặc biệt tốt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người có bệnh.

Hình thù nấm sữa Tây Tạng trông như những cái bỏng nẻ gạo, màu vàng bơ, thơm ngậy, sinh sôi hàng ngày, nhất là mùa nóng. Một số người đã tranh thủ kiếm tiền với giá bán 50.000 – 200.000 đồng/hộp. Nhưng rất nhiều gia đình nuôi nấm, cho là nấm có nguồn gốc tâm linh nên nuôi cấy để biếu và cho.
 
Chỉ là một loại men

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, nấm sữa Tây Tạng có tên khoa học là Kefir - là những đám vi sinh vật dạng keo sống cộng sinh kết dính với nhau, luôn cần không khí và sữa để sinh trưởng. Mỗi ngày nấm đẻ thêm những vụn nhỏ, dần dính chùm thành khối lớn hơn. Là “nấm” nhưng nó thuộc nhóm nấm men (men bánh mì, men Kombucha…) và là loại vi khuẩn ăn sữa tươi, sản sinh ra một số loại men có lợi cho cơ thể, giàu khoáng chất, vitamin nhóm B, K, acid folic, phốt pho, carbohydrat, protein, canxi, magie… và lượng khổng lồ nhũ khuẩn đối kháng với những vi trùng gây bệnh, lại dễ hấp thu, hỗ trợ chữa bệnh, duy trì tế bào phát triển tốt, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Do có độ cồn nhẹ nên khi ăn vào tinh thần phấn chấn hơn.

Sự lên men đặc biệt khiến sữa Kefir có đặc tính khác với các sản phẩm lên men từ sữa khác. Sự thay đổi hóa sinh của nấm sữa Tây Tạng giúp cơ thể dễ hấp thu chất bổ dưỡng, đặc biệt sự biến đổi lactose thành lactic acid giúp những người có cơ địa dị ứng hoặc không dùng lactose vẫn ăn được.

TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về loại nấm sữa Tây Tạng phóng đại như một thần dược chữa nhiều bệnh. Thực tế đó là một loại men, có thể hỗ trợ dinh dưỡng và hỗ trợ chữa một số chứng bệnh, nhưng với các bệnh như ung thư, tan u bướu, chữa nhiễm trùng... không thể có công dụng như quảng cáo. Cũng chưa có công trình khoa học nào chứng minh giá trị của những sản phẩm kể trên.

Người mới ăn và trẻ từ 1 tuổi trở lên khi ăn sữa chua từ nấm sữa Tây Tạng nên ăn ít một và phải theo dõi sát xem cơ thể dung nạp thế nào. Nếu trẻ bị đau bụng, khó chịu, đi ngoài lỏng thì dừng ăn ngay, vì rất có thể cơ thể trẻ không thích ứng với loại sữa này hoặc độ chua quá cao đã kích ứng dạ dày của trẻ. Người lớn cũng không nên ăn quá 400ml sữa/ngày, vì độ chua cao, ăn nhiều và ăn liên tục có thể gây khó chịu, nhất là người bị viêm loét dạ dày, nhạy cảm với chất chua.

Nên ăn sữa chua nấm Tây Tạng sau khi ăn cơm 30 phút. Không nên ăn khi đói, vì khi đói độ pH trong dạ dày cao, ăn vào các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh khuyến cáo: Tin đồn nấm sữa Tây Tạng chữa được nhiều bệnh (tim mạch, tuần hoàn, gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu, ung thư...) hiện chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chứng minh. Người dân không nên tự nuôi và sử dụng nấm sữa tại nhà vì có thể quá trình nuôi sẽ làm phát triển các vi khuẩn có hại, gây ảnh hưởng sức khỏe. An toàn nhất là người dân nên mua sữa chua nấm Tây Tạng (nấm Kefir) do các công ty sản xuất, bán tại các siêu thị, đại lý lớn vì chúng được tiệt trùng, được cơ quan chức năng kiểm soát kỹ trước khi đưa ra thị trường.
 
Trà Giang
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 3 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

Top