Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rách chóp xoay vai: Phát hiện nhanh triệu chứng và cách điều trị

Thứ sáu, 13:31 07/05/2021 | Sống khỏe

Vết rách chóp xoay vai có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu không được điều trị. Điều quan trọng là phải được chẩn đoán đúng và tìm cách điều trị thích hợp. Tìm hiểu cách xác định các dấu hiệu của rách chóp xoay vai và các lựa chọn điều trị.

Rách chóp xoay vai: Phát hiện nhanh triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 1.

Chóp xoay vai bao gồm một nhóm 4 cơ và gân xung quanh khớp vai. Mục đích của nó là để ổn định khớp và cho phép bạn nâng và xoay cánh tay của mình.

Rách chóp xoay là gì?

Rách chóp xoay là một vết rách ở các cơ hoặc gân định hình chóp xoay. Điều này có thể xảy ra từ từ theo thời gian do sự hao mòn lặp đi lặp lại (vết rách do thoái hóa), hoặc đột ngột do ngã hoặc do nâng vật nặng (vết rách do chấn thương cấp tính).

Khi bạn được chẩn đoán bị rách chóp xoay, bác sĩ sẽ muốn biết mức độ tổn thương - rách một phần hoặc toàn bộ - trước khi tư vấn về phương pháp điều trị thích hợp. Vết rách có độ dày một phần, thường được gọi là vết rách một phần, nghĩa là nói tới độ sâu của vết rách trong gân. Vết rách hoàn toàn là khi vết rách đi qua gân. Những vết rách như vậy thường được chẩn đoán thông qua hình ảnh cộng hưởng từ (MRI).

Dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị rách chóp xoay?

Vết rách chóp xoay nếu không được điều trị sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, điều này khiến việc điều trị và phục hồi trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn không chắc liệu cơn đau vai của mình chỉ là do căng cơ hay là bệnh gì đó nghiêm trọng hơn, hãy chú ý đến tất cả những triệu chứng sau đây và đi kiểm tra ngay lập tức.

Đau khi bạn di chuyển cánh tay theo một cách nhất định hoặc khi bạn nằm trên nó. Vai cảm thấy bị yếu đi; Không có khả năng nâng tạ mà khi bình thường bạn vẫn nâng được; Khó nâng cánh tay lên; Cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng động khi bạn di chuyển cánh tay của mình.

Liệu bạn có cần phẫu thuật?

Nếu bạn bị rách một phần và có kích thước dưới 5mm, có khả năng vết thương sẽ lành mà không cần phẫu thuật miễn là bạn tuân thủ các bài tập phục hồi chức năng đúng cách. Bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau và thuốc chống viêm để hỗ trợ quá trình tự lành. Bạn sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia vật lý trị liệu để thực hiện các bài tập có thể thực hiện tại nhà.

Các bài tập này được thiết kế để dần dần cho phép vai của bạn lành lại và giúp nó trở lại chức năng bình thường. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng sẽ tư vấn cho bạn về những điều bạn có thể và không thể làm để bạn không làm tổn thương thêm chóp xoay vai của mình trong quá trình lành bệnh.

Nếu vật lý trị liệu không hiệu quả hoặc bạn bị rách toàn bộ, phẫu thuật sẽ là lựa chọn tốt nhất để khâu lại phần gân bị rách hoặc gắn lại vào xương.

Có những lựa chọn phẫu thuật nào?

Rách chóp xoay vai: Phát hiện nhanh triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 2.

Tùy thuộc vào chấn thương của bạn, bác sĩ phẫu thuật sẽ đề nghị một trong 4 loại thủ thuật phẫu thuật có sẵn:

Nội soi khớp sửa chữa gân. Bác sĩ phẫu thuật rạch vài đường rất nhỏ trên vai và đưa một máy ảnh siêu nhỏ (máy nội soi khớp) và các dụng cụ qua các vết rạch để sửa vết rách hoặc gắn lại phần gân bị rách vào xương. Thời gian hồi phục sẽ nhanh chóng hơn với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu này.

Phẫu thuật mở sửa chữa gân. Nếu bác sĩ phẫu thuật cần thêm chỗ để thực hiện do mức độ chấn thương rộng hơn, họ sẽ rạch một đường lớn hơn và tiến hành phẫu thuật trong môi trường rộng hơn này để gắn lại phần gân bị tổn thương vào xương. Nếu phần gân bị rách quá tệ không thể gắn lại được, bác sĩ có thể quyết định sử dụng một phần gân gần đó để thay thế.

Phẫu thuật mở nhỏ sửa chữa gân. Đây là sự kết hợp của 2 phương pháp trên, trong đó ca mổ bắt đầu bằng ống nội soi khớp và kết thúc bằng một đường rạch lớn hơn để có thể sử dụng các dụng cụ lớn hơn.

Thay khớp vai đảo ngược. Nếu bạn bị chấn thương chóp xoay nặng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay thế vai, khớp nhân tạo được lắp vào. Phần bi của khớp chuyển vào xương bả vai và phần ổ chuyển vào xương cánh tay.

Mất bao lâu để phục hồi?

Thời gian phục hồi và có thể trở lại các hoạt động bình thường phụ thuộc vào: Kích thước của vết rách; Thời gian chấn thương kéo dài bao lâu mà chưa được điều trị; Loại phẫu thuật hiện có; Vết rách càng nhỏ và càng được điều trị sớm bằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu, thời gian lành sẽ nhanh hơn.

Nhưng hãy lưu ý rằng: Phục hồi sau loại chấn thương này là một quá trình chậm và có thể mất đến một năm trước khi bạn thực hiện đủ được các chuyển động xung quanh vai.

Quá trình hồi phục như thế nào?

Bạn sẽ phải đeo băng treo từ 4 đến 6 tuần sau khi phẫu thuật. Bạn có thể tháo đai đeo vài lần mỗi ngày để làm linh hoạt khuỷu tay và cải thiện việc cung cấp máu cho cánh tay. Bạn nên làm theo hướng dẫn tập thể dục của bác sĩ vật lý trị liệu và không ép cử động quanh vai sớm hơn chỉ định. Đừng cố gắng gấp rút quá trình, nếu không bạn có thể khiến quá trình phục hồi của mình bị trì hoãn.

Những rủi ro của việc phục hồi không hoàn toàn?

Như với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, có những rủi ro biến chứng hoặc cuộc phẫu thuật đó sẽ không hiệu quả. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn những rủi ro sau:

Bong cơ delta ở vai, ảnh hưởng đến khả năng vận động, tổn thương thần kinh ở vị trí phẫu thuật; Cứng và đau vai; Nhiễm trùng vết mổ; Khả năng chấn thương lại ở cùng một vị trí.

Mặc dù việc hồi phục hoàn toàn giúp bạn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường, nhưng người ta thấy rằng chỉ có khoảng 50% vận động viên chuyên nghiệp có tiền sử rách chóp xoay trở lại mức độ thi đấu như trước khi bị chấn thương.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Cơ hội phục hồi của bạn tốt hơn khi bạn hành động nhanh chóng trong việc điều trị. Tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để đánh giá tình trạng và hiểu các lựa chọn điều trị ngay khi bạn bắt đầu gặp vấn đề với vai của mình.


BS Michael Soon

Bác sĩ Michael Soon, chuyên gia PHẪU THUẬT CƠ XƯƠNG KHỚP & CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore sẽ tư vấn trực tuyến miễn phí qua ứng dụng Zoom cho bệnh nhân có tình trạng bệnh như THOÁI HOÁ CỘT SỐNG, THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG và các tình trạng liên quan tới CHẤN THƯƠNG THỂ THAO vào ngày 24 tháng 5 năm 2021.

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Các bệnh viện Parkway Singapore:

tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn

FB page: www.facebook.com/MountElizabethSGVietnamOffice

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 6 giờ trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Sự kết hợp độc đáo giữa bia và trứng gà không chỉ đơn thuần là thú vui nhậu nhẹt, sự kết hợp này còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Sống khỏe - 8 giờ trước

Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt chú ý đến điều này để có làn da căng mịn, tránh dấu hiệu lão hóa.

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Ăn bơ thường xuyên giúp người bệnh tiểu đường (người đái tháo đường) kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 13 giờ trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Sống khỏe - 17 giờ trước

Hôm nay, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã vinh dự nhận danh hiệu Ngôi Sao Thuốc Việt lần thứ 2. Đây là giải thưởng được Bộ Y tế trao tặng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã có đóng góp quan trọng vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

Sống khỏe - 17 giờ trước

Lớn tuổi, suy buồng trứng sớm, dự trữ buồng trứng gần như đã cạn kiệt, nhờ phác đồ điều trị cá nhân hóa cùng với sự đồng hành sát sao của bác sĩ Trung tâm IVF Phương Đông, vợ chồng anh Khóa - chị Hương (Hà Nội) đã thành công đón con đầu lòng sau 21 năm mong mỏi.

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

Top