Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước sinh hoạt ở Hà Nội có tỷ lệ styren cao hơn bình thường: Loại chất này nguy hiểm thế nào?

Thứ tư, 07:00 16/10/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Kết quả xét nghiệm các mẫu nước cho thấy, trong nước có hàm lượng styren cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần.

Chiều 15/10, UBND TP Hà Nội đã họp báo thông tin về việc nước sạch tại một số quận trên địa bàn có mùi lạ. Theo đó, sau khi nhận được phản ánh về vụ việc, các cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố đã lấy nhiều mẫu nước tại nhiều vị trí khác nhau để xét nghiệm.

Kết quả, các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian).

Các chỉ tiêu giám sát nước độ A: 8/8 mẫu nước đạt quy chuẩn đối với 14/15 chỉ tiêu giám sát. Chỉ tiêu mùi vị là không đạt.

Nước sinh hoạt ở Hà Nội có tỷ lệ styren cao hơn bình thường: Loại chất này nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước, hàm lượng styren (có trong dầu thải) vượt mức cho phép từ 1,3 đến 3,65 lần

Kết quả giám định xác định mùi "khét" có trong nguồn nước tại các nhà dân toàn bộ khu vực cấp nước của nhà máy tại các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ dầu thải gây ra. Kết hợp với mùi nồng nặc của chất clo (kết quả xét nghiệm có hàm lượng 0,8mg/l - nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN).

Trước đó, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, vào tối ngày 8 rạng sáng 9/10, người dân phát hiện một xe tải 2,5 tấn bơm dầu thải đổ trộm ra khe núi sát suối Trâm tại hai xã Phúc Minh và Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình), cách kênh dẫn nước của Nhà máy nước sông Đà khoảng 800m.

Nguồn dầu thải này sau đó chảy ra hồ và Nhà máy nước sông Đà không kiểm soát tốt dẫn đến chảy vào hệ thống lọc nước của nhà máy. Từ hệ thống lọc nước này đã chảy vào hệ thống nước ăn của người dân. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng styren cao hơn mức bình thường và tạo ra mùi lạ.

Styren là chất gì?

Trong tự nhiên, styren tồn tại trong dầu thô với hàm lượng khác nhau, tùy thuộc vào khu vực chứa dầu cũng như thời gian dầu được hình thành và tồn tại.

Trong hóa học, styren là chất lỏng không màu trong suốt, dễ cháy và dễ bay hơi. Chất này là dung môi trong sản xuất nhựa, cao su tổng hợp. Bên cạnh đó, styren còn được dùng để sản xuất hộp xốp, giấy, mực in, các bao bì đóng gói…

Khi tiếp xúc với styren lỏng qua da, người dùng có thể bị bỏng. Hít khí này gây buồn nôn, đau bụng, hen suyễn, mất tập trung. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra tổn thương gan, tổn thương mô thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng thận, giảm thính giác.

Theo nhiều nghiên cứu, styren được xếp vào nhóm chất độc gây ung thư. Nó liên quan đến tổn thương di truyền và tăng nguy cơ ung thư thực quản và tuyến tụy.

Nước sinh hoạt ở Hà Nội có tỷ lệ styren cao hơn bình thường: Loại chất này nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.

Người dân lo lắng khi nước dùng bị ô nhiễm

Liên quan đến việc phát hiện styren trong nước sinh hoạt ở Hà Nội, trao đổi với PV Báo Gia đình &Xã hội, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, nước nhiễm styren nghĩa là nước đã bị ô nhiễm. Mọi người có thể hình dung đơn giản như khi chúng ta nhỏ một giọt dầu thải vào chậu nước sạch, vết dầu sẽ loang ra và gây mùi khó chịu. Kể cả khi vớt hết vết loang, mùi dầu vẫn sẽ nồng nặc và chậu nước đó không thể dùng để nấu ăn được.

Tuy nhiên, điều khiến PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lo lắng hơn là tại sao con suối đầu nguồn dẫn nước vào Nhà máy nước sông Đà lại để bẩn như vậy? Hơn nữa, ngoài styren, liệu nước sinh hoạt của hàng vạn người dân Thủ đô còn bị ô nhiễm bởi những tác nhân nào khác khi con suối có thể là nơi trôi dạt của các loại nước thải, rác thải sinh hoạt, xác động, thực vật, thậm chí cả phân gia súc, gia cầm và phân người… sau mỗi trận mưa lớn.

Theo vị chuyên gia này, dầu thải có mùi nên được phát hiện khi sử dụng nước, còn những chất không có mùi, người dân làm sao phát hiện được bằng cảm quan thông thường.

"Nếu không có vụ đổ trộm dầu và người dân Hà Nội phát hiện ra mùi lạ trong nước, liệu chúng ta có dám chắc, nước chúng ta đang dùng là nước sạch?", PGS.TS Thịnh nói.

Đề cập đến việc xử lý nguồn nước ô nhiễm, trả lời trên Báo Giao thông, GS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, cho biết, việc cần làm ngay lúc này cần chặn lại nguồn nước ô nhiễm, tập trung sức người thu gom xử lý. Sau đó, tùy theo mức độ xâm lấn dầu thải xuống đất, có thể dùng biện pháp tẩy độc cho phù hợp.

Đối với người dân, GS Sung khuyến cáo không nên dùng trực tiếp nguồn nước sinh hoạt đã bị nhiễm styren. Theo GS Sung, về lý thuyết, có thể loại styren trong nước bằng than hoạt tính. Do đó, người dân có thể dùng nước sau khi đã lọc qua máy lọc có thành phần than hoạt tính. Nếu không có điều kiện lọc, để an toàn, người dân nên mua bình nước dùng tạm thời để đảm bảo sức khỏe.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 8 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 9 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top