Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng trà gừng sai cách

Thứ sáu, 14:41 10/03/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet – Gừng khi dùng đúng cách có tác dụng tăng sức đề kháng, chữa mất ngủ, giải khí độc trong người…, nhưng nếu dùng sai cách sẽ để lại nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe.

Gừng không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc quý được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Gừng cung cấp dồi dào các vitamin A, C, E, B, magiê, kali, phốt pho, silic, sắt, natri, canxi, kẽm và beta-carotene. Vào mùa lạnh, nếu mỗi ngày uống một cốc nước gừng vào buổi sáng có thể giúp cơ thể chống lại cảm cúm và ốm vặt. Ngoài ra, sử dụng nước gừng đúng cách còn có tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, giải tỏa stress, chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả, kể cả những người mắc bệnh mất ngủ kinh niên…

Tuy nhiên, vì tâm lý trà gừng tốt cho sức khỏe nên nhiều người cứ vô tư sử dụng mà không biết việc dùng gừng quá nhiều sẽ cực kỳ hại cho sức khỏe.

Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi dùng trà gừng để tránh gặp nguy hiểm:

Không dùng khi bị cao huyết áp

Nước gừng rất tốt đối với người có huyết áp thấp, nhưng với người huyết áp cao chỉ dùng gừng để ngâm chân chứ không nên uống vì rất nguy hiểm. Người huyết áp cao nếu uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp đang lên cao, sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng dương quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị cường huyết áp, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...

Không dùng gừng vào buổi tối

Nhiều người uống nước gừng để chữa bệnh mất ngủ nhưng càng uống, bệnh mất ngủ càng trở nên trầm trọng. Nguyên nhân là bởi họ đã uống nước gừng vào buổi tối.

Theo các chuyên gia, vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm quy luật sinh lí. Do vậy, ngay kể cả người bình thường, nếu uống nước gừng vào buổi tối cũng sẽ mất ngủ, chưa nói đến người mắc bệnh mất ngủ kinh niên.

Không dùng khi bị say nắng, sốt cao

Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt. Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.

Với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Không ăn khi đau dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Ngoài ra, người bị bệnh gan bệnh sỏi mật, bị trĩ hay bị xuất huyết cũng không nên ăn nhiều, vì nếu ăn gừng thì tình trạng bệnh sẽ bị nghiêm trọng hơn.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Gừng có thể giúp các mẹ bầu cải thiện triệu chứng buồn nôn do ốm nghén. Nhưng với phụ nữ mang thai trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

3 cách pha chế trà gừng ngon miệng

- Trà gừng pha đường

Nguyên liệu: 2 muỗng gừng tươi đã được nạo nhỏ, 2 thìa đường trắng, 2 cốc nước lọc.

Cách làm: Đổ nước vào một cái ấm nhỏ, nấu sôi, cho gừng vào nấu chung, để sôi trong 10 phút, cho đường vào khuấy đều và thưởng thức.

- Trà gừng mật ong

Nguyên liệu: 1 cốc nước lọc, 2 muỗng mật ong, một ít bột gừng ( hoặc củ gừng tươi vạo vỏ, rửa sạch và thái sợi) , túi trà gói, ¾ tách sữa.

Cách làm: Cho 1 cốc nước vào một cái nồi rồi đun sôi, cho mật ong, bột gừng ( hoặc gừng tươi thái sợi) vào nấu cùng, giảm nhỏ lửa đun tiếp vài phút rồi tắt bếp. Đổ nước gừng, mật ong vào tách, cho túi trà vào ngâm và đậy kín trong 5-7 phút. Khi uống có thể thêm chút sữa nếu thích, uống nóng sẽ thơm ngon hơn.

Trà gừng táo

Nguyên liệu: 1-2 củ gừng gọt vỏ, đập dập hoặc thái sợi, táo tàu, vài hạt nho khô, câu kỷ tử, cam thảo, đường kính.

Cách làm: Đun sôi nước rồi cho cam thảo, nho khô, táo tàu, hạ nhỏ lửa đun thêm khoảng 8 phút, tiếp tục cho gừng vào đun trong 5 phút. Cuối cùng cho thêm đường kính vào, uống nóng.

MH (Th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 37 phút trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 2 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

Top