Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ nhiễm bệnh từ kem không nguồn gốc

Thứ năm, 08:49 04/04/2013 | Sống khỏe

Những chiếc kem nhiều màu có vị ngọt đậm đang được bán dạo ở nhiều chợ và cồng trường học tại Hà Nội. Hầu hết các loại kem này đều không có hoặc “mập mờ” về nguồn gốc.

“Kem nào chả là…kem”

Mặc dù chưa thực sự bước vào mùa nắng nóng nhưng dạo quanh một vòng các chợ: Nghĩa Tân, Nhà Xanh, Cầu Giấy,… hay các cổng trường học đã có thể dễ dàng bắt gặp những xe bán kem dạo hoạt động.

Tại cổng chợ Nhà Xanh, trong vòng bán kính khoảng 10m mà đã có khoảng 4-5 hàng bán kem, mức độ hoạt động dày đặc như vậy nhưng hàng nào cũng tấp nập khách.

“Đồ nghề” của những người bán kem này vô cùng đơn giản: 1 túi bóng đựng vỏ kem, 1 thùng nhỏ giữ nhiệt đựng kem, những tảng kem nhiều màu. Và tất cả nguyên liệu này đều là hàng không ghi nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Vừa nhanh tay lấy kem cho khách, chủ xe kem vừa nhanh miệng quảng cáo: “Kem này chị mua theo cân của một công ty ở Gia Lâm, đảm bảo không phải kem vớ vẩn. Chị bán rẻ để giữ khách, gọi là lấy công làm lãi thôi. Em cứ ăn đi, nếu đau bụng thì ra đây chị ... đền (!)”

Nguy cơ nhiễm bệnh từ kem không nguồn gốc 1
Xe dán mác kem Tràng Tiền nhưng "ruột" lại chứa những nguyên liệu làm kem không nguồn gốc

Chỉ cần bỏ ra 3.000 đồng là có 1 que kem ốc quế màu sắc bắt mắt, nhìn không khác là mấy so với các loại kem bán trong các cửa hàng lớn. Kem bán dạo được tạo mùi rất hấp dẫn với hương dâu tây, vani, socola... Tuy nhiên, vị ngọt sắc một cách bất thường của loại kem này khiến cho nhiều người dùng không khỏi nghi ngại về việc cơ sở sản xuất đã sử dụng đường hóa học để sản xuất kem.

Mặc dù vậy, rất nhiều bạn trẻ vẫn háo hức tìm đến với những xe kem bán dạo này, thậm chí có nhiều bà mẹ đi ngang qua cùng tranh thủ rẽ vào mua cho con ăn.

Bạn Thanh Trà (SV trường ĐH Sư Phạm) cho biết: “Dạo một vòng quanh chợ, chen lấn mua hàng, người như bốc hỏa. Ra đến cổng chợ được giải nhiệt bằng que kem mát lạnh, rẻ,… thì còn gì sung sướng bằng. Sinh viên bọn em bằng lòng với những món ăn bình dân này, còn muốn ăn kem có nhãn hiệu nổi tiếng, kem ở cửa hàng sang trọng thì phải có điều kiện" . "Mà em thấy kem nào chả như kem nào. Kem ăn trong lúc cơ thể đang nóng bức là ngon nhất", Trà nói.

Tại cổng Trường THCS Thành Công (quận Ba Đình), cứ sau giờ tan học là có rất nhiều những hàng rong bày bán các loại bánh, kem, nem chua rán... Tại hàng bán kem lưu động bằng xe đạp, người bán hàng tên là Huy (quê ở Thường Tín) cho biết: “Số kem này nhập của một cơ sở tư nhân ở quận Thanh Xuân. Mỗi ngày tiêu thụ khoảng 120 cái kem ốc quế lẫn kem que. Do đối tượng ở đây là học sinh nên em chỉ bán rẻ, từ 1.000 – 3.000đ/chiếc”.

Nguy cơ nhiễm bệnh từ kem không nguồn gốc 2
Kem "3 không" vẫn "đắt" khách

Cẩn thận “rước” bệnh đường ruột

Theo chủ một tiệm kem tươi trên đường Cầu Giấy, thành phần nguyên liệu chính của kem thường chủ yếu là đường, sữa, dừa và bột. Trong đó các cơ sở nhỏ thường sử dụng sữa tươi. Ngoài ra còn có thêm các thành phần phụ khác như hương liệu, mùi, chất ổn định, đậu, khoai, ca cao, bơ, trái cây tươi...

Nhưng kem bán cho học sinh ở các cổng trường đa số là kem đá, kem tự chế biến ở các hộ gia đình. Công thức chế biến cũng khá đơn giản, chỉ cần pha chế một số loại nguyên liệu tạo hương, tạo màu, một chút đường hóa học,…và cho vào máy làm đông chỉ cần vài tiếng đồng hồ sau là có thể đem bán.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo: Kem bán dạo không nguồn gốc xuất xứ là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ hay ngộ độc thực phẩm; thậm chí là nguyên nhân lây lan của bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả.

Với các loại kem ký, kem bánh, ốc quế, kem trái cây (bịch) bán dạo, thật khó mà biết chính xác được các loại kem này có đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.

Hầu hết các loại kem này đều có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, đều không đăng ký chất lượng sản phẩm.

Theo đó, các loại kem này hoàn toàn không an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm, một chuyên gia y tế khẳng định.

Theo VietQ

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 27 phút trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 3 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 16 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 21 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Top