Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mắc cùng lúc nhiều bệnh, người cao tuổi cần được điều trị tổng thể

Thứ năm, 10:23 08/11/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet – Một người cao tuổi không chỉ mắc một loại bệnh mà thường mắc đa bệnh lý. Chính vì vậy trong việc điều trị, chăm sóc đòi hỏi khác với các đối tượng khác là phải tổng thể các biện pháp chứ không chỉ riêng một bệnh lý.

Đây là một trong những vấn đề được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc Người cao tuổi mắc một số bệnh nan y thường gặp” do Tổng cục DS-KHHGĐ, Báo Gia đình & Xã hội tổ chức ngày 7/11.


Các chuyên gia tại tọa đàm cho rằng việc chuyên môn chăm sóc người cao tuổi cần điều trị tổng thể. Ảnh Chí Cường

Các chuyên gia tại tọa đàm cho rằng việc chuyên môn chăm sóc người cao tuổi cần điều trị tổng thể. Ảnh Chí Cường

Người cao tuổi không chỉ mắc một bệnh lý

Đề cập đến những bệnh lý hay mắc phải ở người cao tuổi (NCT), PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Nội tiết - Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) cho biết, theo số liệu thống kê ở nước ta, người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính không lây nhiễm có 10 bệnh hay gặp nhất là tăng huyết áp, tim mạch, bệnh lý mạch vành, rối loạn chuyển hóa, xương khớp, ung thư…

Đặc biệt cuộc sống phát triển, các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkison, sa sút trí tuệ, bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… cũng gặp nhiều hơn ở người cao tuổi.

Điều đáng quan tâm là những NCT mắc các bệnh lý này thường không riêng lẻ một bệnh mà đa phần mắc cùng lúc nhiều bệnh. Có những người mắc tới 5 – 6 bệnh cùng lúc. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi vì vậy là lĩnh vực hết sức chuyên biệt. Với một bệnh để đảm bảo chăm sóc đã phức tạp, khi cơ thể NCT cùng lúc mắc nhiều bệnh, công tác chăm sóc đòi hỏi tiếp cận trong chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn.

Chẳng hạn, để chữa cụ thể một bệnh lý thì đưa ra phương án này là tốt nhất nhưng đem cân chỉnh trên cơ địa nhiều bệnh lý đó chưa chắc đã là cách tốt nhất mà phải tìm cách khác. Khi đó, đòi hỏi bác sỹ phải nắm vững một cách tổng thể điều trị, xem ưu tiên điều trị bệnh nào trước.

Đồng quan điểm trên, GS.TS Lê Đức Hinh – Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam cũng cho rằng, bệnh lý người cao tuổi có những đặc điểm riêng không giống với các lứa tuổi khác. Đa phần là họ mắc đa bệnh lý. Bệnh lý thường gặp ở NCT là các bệnh lý về mạch máu não mà trong những biểu hiện cấp tính gọi là những cơn đột quỵ não.

Bên cạnh đột quỵ não cũng có cũng có những trường hợp khác rất nặng nề liên quan đến tuần hoàn não, rối loạn vận mạch não. Đó có thể chỉ là những cơn nhức đầu, chóng mặt, choáng váng…


GS.TS Lê Đức Hinh – Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam cho biết, người cao tuổi thường mắc đa bệnh lý. Ảnh chí Cường

GS.TS Lê Đức Hinh – Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam cho biết, người cao tuổi thường mắc đa bệnh lý. Ảnh chí Cường

Khi chăm sóc bệnh cho người cao tuổi không chỉ lo có 1 – 2 bệnh mà đòi hỏi phải nhìn tổng thể vì nhiều bệnh liên quan đến nhau. Cũng cần phải xem việc dùng thuốc của họ đã dùng thế nào bởi có một tình trạng là vì mắc nhiều bệnh, qua nhiều năm nên NCT sử dụng nhiều thuốc. Ngoài ra khi gặp những vấn đề sâu vào một lĩnh vực nào đó nên cùng trao đổi với đồng nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ có những biện pháp điều trị cụ thể.

“Không chỉ điều trị bệnh lý được quan tâm mà cả vấn đề tâm lý NCT. Những người cao tuổi rất quan trọng về mặt tâm lý, họ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm của con cháu và người bên cạnh, đây cũng chính là một trong những điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ người già. Việc điều trị, chăm sóc tổng thể sẽ giúp người cao tuổi sức khỏe tốt hơn”– GS.TS Đức Hinh nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, trong quá trình chăm sóc các bệnh cho NCT ngoài thuốc men, tập luyện vẫn cần có sự chăm sóc định kỳ. Nhiều NCT mắc bệnh lại không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh của các bác sĩ. Có những người bệnh vì tin mách bảo hơn tin bác sĩ nên hay có kiểu dùng thuốc theo người nọ, người kia. Việc làm này hết sức nghiêm trọng vì như nói ở trên người bệnh không phải chỉ mắc một bệnh lý. Do đó, NCT cần thay đổi thói quen “xấu” này . Không cùng nền bệnh, không thể dùng thuốc một cách tùy tiện.

Dinh dưỡng trong chăm sóc hết sức quan trọng

Các chuyên gia tham dự tọa đàm đã nhấn mạnh, việc chăm sóc sức khỏe NCT không phải là một việc đơn giản. Để chăm sóc tốt cho sức khoẻ người cao tuổi bạn phải cần hiểu được những nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi.


PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia tại buổi tọa đàm  Hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc Người cao tuổi mắc một số bệnh nan y thường gặp ngày 7/11. Ảnh Chí Cường

PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia tại buổi tọa đàm " Hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc Người cao tuổi mắc một số bệnh nan y thường gặp" ngày 7/11. Ảnh Chí Cường

PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, người xưa vẫn có câu“bệnh từ miệng mà vào”. Với những người bình thường, vấn đề ăn uống đã phải quan tâm, ở người cao tuổi càng quan trọng hơn. Người già thường thay đổi sinh lý, khả năng tiêu hóa, ăn nhai kém cho nên lựa chọn thực phẩm thực phẩm phù hợp với khả năng ăn nhai, tiêu hóa cần lưu tâm.

Trong vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trước một số bệnh lý cần chú ý:

- Thứ nhất, kiểm soát cân nặng: Một điều thường thấy ở NCT là có người rất béo, có người rất gầy. Cả hai đều không bình thường về mặt dinh dưỡng nên cần phải kiểm soát cân nặng. Với bệnh cơ xương khớp mà béo, thừa cân sẽ luôn luôn gây quá tải cho hệ cơ xương khớp. Người gầy lại phải tăng cân lên vì gầy quá không có khối cơ, đi lại không vững.

- Thứ 2, chế độ ăn cần quan tâm chất bột đường phức hợp. Người già thích ăn nhanh, tiện, lại tiết kiệm. Trong chất bột đường cần quan tâm đến chất xơ. Chất xơ không chỉ làm cho chỉ số đường huyết của bữa ăn giảm đi, kiểm soát gluco trong máu của người già được tốt hơn mà còn tránh tình trạng táo bón. Đôi khi chỉ vì điều này lại làm cho huyết áp của NCT tăng lên.

- Thứ 3, chế độ ăn của người già cần chú ý đến chất lượng chất béo làm sao cung cấp đủ axit béo không no cần thiết như axit omega 3, omega 6… Điều này liên quan nhiều đến sự tinh tường của đôi mắt, sức khỏe tim mạch, trí nhớ của người già.

- Thứ 4, người già cần có chế độ ăn ít muối. Hiện khẩu phần ăn của chúng ta là gấp đôi lượng muối quy định. Kiểm soát được lượng muối sẽ kiểm soát được bệnh huyết áp.

- Thứ 5, chú ý đến uống nước. Người già ít uống nước trong khi cơ thể cần có nước để mọi chuyển hóa trong cơ thể xảy ra bình thường.

- Thứ 6, ăn đủ rau vì có nhiều vitamin, chất xơ, chất khoáng thực vật giúp cho người già có thể tăng hệ miễn dịch, đỡ táo bón.

Cuối cùng người già cũng cần dành thời gian hợp lý trong ngày để vận động phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mạn tính và thoái hóa như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ưng thư các loại, thoái khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ. Đa số bệnh này đều ít nhiều liên quan tới lối sống và nói chung phải điều trị suốt đời.

GS.TS Lê Đức Hinh

Phương Thuận – Mai Thùy

Ảnh: Chí Cường

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top