Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lương y Sài thành tiết lộ loại cây mọc hoang có khả năng ngăn biến chứng tiểu đường

Chủ nhật, 09:15 10/08/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Lương y Nguyễn Đức Nghĩa là một trong những học trò xuất sắc của cố GS-TS Đỗ Tất Lợi. Với đam mê và nhiệt huyết kế thừa từ người thầy, đến nay, vị lương y này đã sở hữu một “bộ sưu tập” dược liệu cực kỳ quý giá với trên 1.500 loài. Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các loại dược liệu, ông đã tìm thấy một số loài cây đặc biệt hữu ích với bệnh nhân đái tháo đường. Trong số đó, tiêu biểu nhất là cây cơm rượu.

Lương y Sài thành tiết lộ loại cây mọc hoang có khả năng ngăn biến chứng tiểu đường 1

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa.

 
Phát hiện bất ngờ từ loại cây dễ kiếm

Trong giới Đông y Việt Nam, lương y Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1959, Ủy viên Ban chấp hành Hội Dược liệu TP.HCM) nổi tiếng không chỉ ở tài năng và tâm đức mà còn bởi một sở thích đặc biệt. Hơn 10 năm qua, ông một mình cưỡi chiếc vespa cổ rong ruổi dọc các vùng miền để tìm kiếm các cây thuốc. Trong số đó, nhiều loại thảo dược đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong nay mai. Gặp người viết tại phòng khám Y dược cổ truyền Tuệ Lãn (số nhà 210/11E, Cách mạng tháng Tám, phường 10, quận 3, TP.HCM), lương y khiêm tốn nói: “Tôi đi khắp nơi sưu tầm dược liệu cũng vì muốn lưu giữ và nhân giống những loại cây thuốc quý hiếm. Tôi chỉ mong, những cây thuốc quý này được bảo tồn sẽ góp phần vào việc đẩy lùi bệnh tật cho đồng bào”.

Sinh ra và lớn lên tại đất võ Bình Định, lương y Nghĩa từ sớm đã có mơ ước tiếp tục sự nghiệp truyền thống bao đời này. Năm lên 7 tuổi, ông đã là võ sinh được biểu diễn võ thuật trên truyền hình. Nhưng vì điều kiện không cho phép, ông đành gác lại giấc mơ về những trận thượng đài theo gia đình vào sinh sống ở Phú Khánh (nay là hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên) và cuối cùng định cư ở Đồng Nai. Đây cũng là thời điểm, ông bén duyên với nghề y bằng việc học hỏi kỹ năng châm cứu, bắt mạch, kê đơn từ cha. Năm 1984, ông đã có giấy chứng nhận lương y và bắt đầu hành trình đi tìm cây thuốc trong dân gian.

Ba năm sau (năm 1986), ông tình cờ biết Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu y học cổ truyền TPHCM mở lớp đầu tiên đào tạo học viên. Mặc dù hoàn cảnh gia đình lúc ấy đang phải chạy vạy lo từng bữa cơm, ông Nghĩa vẫn khăn gói lên TP.HCM vừa học vừa làm. Tại đây, ông đã may mắn gặp GS-TS Đỗ Tất Lợi, nhà khoa học vĩ đại của ngành Đông y Việt Nam. “Dịp may lớn nhất trong đời tôi là được gặp thầy. Tôi nghĩ có lẽ thầy chọn mình vì tôi biết trân trọng cây thuốc Việt Nam”, ông chia sẻ.

Lần giở ký ức, lương y Nghĩa bùi ngùi nhớ lại những năm tháng miệt mài, say mê nghiên cứu cây thuốc bên nhà khoa học nổi tiếng của ngành dược. Như sống lại năm tháng ấy, ông rành mạch đến từng chi tiết: “Năm đó, mỗi học viên phải có một đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi chọn đề tài là ứng dụng cây sầu đâu (xoan melia) trong xổ giun và bạo gan, rồi gõ cửa nhà thầy Lợi nhờ hướng dẫn. Không ngờ GS Đỗ Tất Lợi gật đầu, đáp gọn lỏn: “Được!”. Sau lần đó, nhờ sự giúp đỡ của thầy, tôi mày mò nghiên cứu. Kết quả, đề tài của tôi được Hội đồng giám khảo đánh giá cao. Nhưng niềm vui lớn nhất của tôi là được thầy nhận làm học trò và cho về làm phụ tá ở phòng mạch Tuệ Lãn này”. Người thầy suốt đời mang trọn cái tâm, cái đức với nghề còn dạy ông bài học lớn: “Phải làm vì cái chung của thiên hạ”. Kế thừa niềm đam mê, tâm sức của cố GS Đỗ Tất Lợi, lương y Nguyễn Đức Nghĩa bắt đầu vào việc truy tìm gốc tích của những vị thuốc. Cũng từ đây, ông phát hiện ra cây cơm rượu, loại cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Lương y Nghĩa cho biết: “Trong quá trình đi tìm dược liệu, tôi rất chú ý tới cây cơm rượu. Trong dân gian, loại cây này sớm đã được các tiền nhân dùng để chữa đau khớp xương do phong thấp, đau dạ dày, viêm phế quản… Trong Đông y, cây cơm rượu có tên khác là bưởi bung, chùm rượu và tên khoa học là Glycosmis pentaphylla (Retz). Miền Nam thường gọi là “bái bài”, “mác tháo sang (dân tộc Tày), “co dọng dạnh” (dân tộc Thái). Thân và rễ cây bưởi bung có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng hành huyết, hoạt huyết, chỉ khái, kiện tỳ. Qua quá trình tìm hiểu tính chất dược lý, tôi nhận thấy loại cây này có chứa những chất rất hữu ích đối với bệnh nhân tiểu đường, giúp hạn chế các biến chứng ở chân tay. Tuy nhiên bất cứ một loại thuốc nào cũng không thể chứa công năng thần kỳ chữa triệt để căn bệnh mà tùy vào từng cơ địa của người bệnh để gia giảm liều lượng thuốc cho phù hợp. Cây cơm rượu cũng vậy”.
 
Lương y Sài thành tiết lộ loại cây mọc hoang có khả năng ngăn biến chứng tiểu đường 2

Cây cơm rượu - loại cây hữu ích với bệnh nhân đái tháo đường.

 
Bài thuốc hiệu nghiệm từ cây cơm rượu

Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, cây cơm rượu là một loại cây nhỡ, có thể cao tới 6m. Đặc điểm nhận dạng loại cây này là thường mọc ở lùm bụi, rừng thưa trên đất đồi ven sông suối, rạch. Cây cơm rượu có cành hơi màu đỏ, nứt nẻ, khá dày. “Đối với loại cây này, bộ phận dùng để chữa bệnh là lá, toàn thân cây, rễ, chúng được thu hái quanh năm và dùng phơi khô. Đối với bệnh tiểu đường, chứng bệnh nan y rất khó chữa trị dứt điểm thì dùng lá của cây cơm rượu để hỗ trợ hạn chế các biến chứng. Bởi lá của loại cây này có tính vị là kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc”, lương y Nghĩa cho biết. Ngoài ra, lương y Nghĩa cho biết, lá cây cơm rượu còn giúp ăn ngon, chữa hậu sản ứ huyết, chữa ho, tê thấp, thiếu máu và vàng da. Đặc biệt, dịch lá có thể dùng chữa sốt, đau gan và trừ giun.

Bài thuốc mà lương y Nghĩa sáng tạo từ cây cơm rượu có tác dụng hạn chế các biến chứng cho bệnh nhân đái tháo đường được kết hợp thêm với hai vị nữa là thổ phục linh và lá móng tay. Bài thuốc có công thức như sau: lá cây cơm rượu (30g), thổ phục linh (20g), lá móng tay (20g). Ba loại thảo dược này đem sắc uống với liều lượng đổ ngập 1 lít nước, sau khi cô lại còn 1/3. Bệnh nhân cần uống liên tục 5 ngày (một ngày uống ba lần, có thể uống trước và sau bữa ăn) đã có kết quả rõ rệt. Theo lương y Nghĩa, bệnh nhân đái tháo đường có dấu hiệu loét ngón chân sử dụng bài thuốc này sẽ thấy bệnh tình được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên để dễ nhận biết tình hình thuyên chuyển của bệnh, ông Nghĩa cũng khuyên người bệnh cần đi xét nghiệm để kiểm tra lại nồng độ đường trong máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường cần có chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp kết hợp ăn kiêng hợp lí thì uống thuốc mới có tác dụng được.           
 

Bao năm vất vả dồn tâm huyết vào việc truy tìm, bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu, lương y Nguyễn Đức Nghĩa hiện đang sở hữu bộ sưu tập rất phong phú với hơn 1.500 vị thuốc quý. Riêng đối với cây cơm rượu và các loại thảo dược trị bệnh đái tháo đường, lương y Nghĩa đã cùng với các tác giả khác trong ngành dược biên tập cuốn sách: “Cây thuốc và bài thuốc trị bệnh đái tháo đường”. Sau khi được Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành năm 2012, cuốn sách đã nhận được sự đón nhận và ủng hộ từ đông đảo người dân vì công dụng hiệu quả trong việc hạn chế căn bệnh nguy hiểm đang có dấu hiệu tăng nhanh ở nước ta.

 
Kỳ tới: Lương y Vũ Quốc Trung phân tích những phương thuốc cổ điều trị bệnh tiểu đường.
 
Lê Khôi
thuytrangthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 11 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 14 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 15 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top