Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lười ăn rau, ít vật động, cô gái 18 tuổi phải lên bàn mổ: Lời cảnh báo cho nhiều người trẻ

Thứ bảy, 12:22 24/04/2021 | Sống khỏe

Đi đại tiện đau rát, ra máu, ngồi khó khăn, N.T.D.L (18 tuổi, ở Bắc Ninh) đi khám và được bác sĩ khuyên nên phẫu thuật do búi trĩ sa lồi ra ngoài.

Cách đây 3 năm, L đã được chẩn đoán mắc bệnh trĩ nhưng do không ảnh hưởng tới sức khỏe nên chủ quan. Gần đây, búi trĩ sa lồi ra ngoài và khiến L gặp bất tiện trong sinh hoạt như đi đại tiện đau rát, ra máu, vận động đi lại và ngồi khó khăn hơn. Lúc đó, L mới quyết định đi khám.

Kết quả khám cho thấy L bị trĩ hỗn hợp độ 3, nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân được chỉ định điều trị cắt trĩ bằng phương pháp Longo.

 Lười ăn rau, ít vật động, cô gái 18 tuổi phải lên bàn mổ: Lời cảnh báo cho nhiều người trẻ - Ảnh 1.

Bệnh nhân được bác sĩ tiến hành phẫu thuật, ảnh BSCC.

BSCKII. Nguyễn Văn Thưởng - Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, BVĐK Medlatec cho hay, bệnh trĩ thường gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh, hoặc nam giới uống rượu bia nhiều. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa.

Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thiếu vận động và ăn uống thiếu khoa học của người trẻ : ăn ít rau củ quả dẫn tới thiếu chất xơ, gây táo bón; nếp sống sinh hoạt thất thường như thức khuya, ngồi máy tính nhiều cũng có thể dẫn đến trĩ.

[Đọc thêm: Những hậu quả 'nghiêm trọng và lâu dài' khi bạn không ăn đủ chất xơ ]

Để tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người trẻ, bác sĩ Thưởng khuyên mọi người nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý; uống đủ nước, ăn rau, củ quả; hạn chế ngồi nhiều, hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại; cần vận động hàng ngày, vận động thường xuyên.

Triệu chứng phát hiện sớm bệnh là: đi ngoài ra máu, có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn; đau rát hậu môn trong và sau khi đi vệ sinh và khi ngồi; đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Khi thấy những dấu hiệu này, người dân nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ gây phiền toái rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc đi lại hay ngồi đều khó khăn. Nhất là ở thể nặng khi búi trĩ bị tổn thương, nhiễm trùng có thể chảy máu liên tục, sa nghẹt búi trĩ, xuất hiện dịch nhầy, mùi hôi khó chịu. Điều này khiến người bệnh không chỉ đau mà còn không thoải mái và mất tự tin trong sinh hoạt.

Ở cấp độ nặng, người bệnh có thể chảy máu rất nhiều khi đại tiện, ra máu thường xuyên. Cơ thể bị mất máu, mệt mỏi. Nhiều trường hợp búi trĩ bị viêm có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, búi trĩ bị viêm loét, hoại tử, rò rỉ hậu môn không kiểm soát ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại

- Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trong hậu môn, bên ngoài không nhìn thấy được.

- Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở dưới đường lược, xuất phát từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới) và lòi ra bên ngoài hậu môn giống như một đoạn thịt thừa có thể sờ tay thấy.

- Phối hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại gọi là trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội được chia làm 4 độ:

- Độ I: Trĩ không sa ra ngoài, thỉnh thoảng đại tiện máu.

- Độ II: Trĩ sa ra ngoài và tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện.

- Độ III: Trĩ sa ra ngoài, tự co lên sau một hồi hoặc phải dùng tay để đẩy lại vào trong.

- Độ IV: Trĩ sa ra ngoài liên tục và không thể tự đẩy lại vào trong.

Theo BS Thưởng, bệnh trĩ ở mức độ nhẹ như độ 1, độ 2 thì bác sĩ thường kê đơn điều trị nội khoa và hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì sẽ ổn định được tình trạng trĩ.

Bác sĩ Thưởng khuyến cáo, do tâm lý chủ quan và e ngại, hầu hết bệnh nhân trĩ đến khám và điều trị khi xuất hiện triệu chứng bệnh nặng. Bệnh trĩ càng chữa trị sớm thì càng nhanh khỏi, việc điều trị càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm chi phí điều trị.

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 22 phút trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 4 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 8 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 9 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 9 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top