Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạn chế nguy hại từ món nướng

Thứ sáu, 09:51 10/10/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Món nướng ngon nhưng nhiều độc hại cho cơ thể. Nếu bạn là tín đồ của món nướng, hãy học cách dưới đây để hạn chế những nguy hại từ món nướng cho sức khỏe của mình.

Bếp nướng không độc?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nướng thực phẩm trên bếp than (cả than đá và than hoa) đều tạo ra nhiều khí CO, chất này kết hợp với chất Hemoglobin tạo thành MED-hemoglobin, khiến người nướng thực phẩm và người xung quanh hít phải khói, lâu dài dễ dẫn tới chứng tê liệt, vì ôxy không được vận chuyển đi nuôi cơ thể. Nướng thực phẩm bằng than củi, than đen còn thải khí NO2, SO2, CO2 gây độc hại cho sức khỏe, đặc biệt người già, trẻ em dễ mắc các bệnh ho, hen, suy yếu chức năng miễn dịch, viêm phổi, bệnh về mắt.

Đánh trúng nhu cầu của người dân, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại bếp nướng đáp ứng nhu cầu không có khói ám vào thực phẩm. Theo khảo sát của PV Báo GĐ&XH hiện có nhiều loại bếp nướng than hoa, than sạch không khói công nghệ của Đức, sản xuất tại Việt Nam có bầu chứa than và đốt trong bầu có nắp đậy, món nướng vì thế không bị ám khói, giữ được độ ngọt và mùi thơm tự nhiên. Mỡ và nước khi chảy xuống sẽ rơi vào khay nên không sinh khói và khí độc. Bếp dùng điện 6V (4 pin tiểu AA), rất tiện để nướng trên bàn, đem đi dã ngoại…

Loại bếp nướng không khói cao cấp hơn có chân bếp bằng nhựa cách điện có thể đặt ở nhiều nơi, cả trên bàn kính cũng an toàn. Bếp hạn chế được khói sinh ra do mỡ chảy xuống tối đa.

Loại bếp được chú ý hơn nữa là bếp nướng than hoa nhân tạo của Nhật Bản, Hàn Quốc. Một bếp nướng có 3 bếp nhỏ và nhiều người có thể nướng ăn cùng lúc rất vui vẻ. Bếp này dùng than nhân tạo sinh nhiệt vừa đủ để làm chín thực phẩm không gây cháy.

Ngoài ra còn có loại bếp nướng dùng gas, nướng nhiều thực phẩm khác nhau từ thịt các loại tới ngô, rau, củ… đều không bị ám khói vì có ngăn chứa mỡ để không sinh khí độc. Với những người thích nướng than hoa truyền thống thì có loại bếp nướng than hoa công nghiệp, giữ nhiệt tốt, vỏ bếp cách nhiệt. Loại bếp này dùng than sạch, nhanh bén lửa, không tạo khói, không ám mùi mà giá lại rất rẻ: 32.000 đồng/12 viên/1 thùng.

Chế biến đồ nướng an toàn

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nên hạn chế thời gian nướng bằng cách thái thực phẩm nhỏ, mỏng. Chọn thịt nạc, ít béo (gà, cá) hoặc lọc hết mỡ để hạn chế nước, mỡ chảy xuống lửa sinh độc. Thịt băm nên thêm 1 thìa bột mì để hạn chế độc hại sinh ra khi nướng. Với loại thịt lâu chín nên hấp, luộc trước khi nướng sẽ mềm, ngon hơn.

Đầu bếp Trương Công Lệ, Trường dạy nghề Hoa Sữa (Hà Nội) cũng khuyến cáo: Khi nhóm lò than hoa để chuẩn bị đồ nướng, nên để than cháy hết, không còn khói mới cho lên nướng. Nướng lò nên bật nóng 15 phút, phết dầu rồi mới nướng sẽ bớt dính. Để nhiệt độ thấp, trở mặt liên tục để thịt chín đều. Mỗi đợt nướng nên ngưng khoảng 10 phút để nhiệt độ lò tăng lại, thức ăn mới đủ độ chín. Nên tẩm, ướp thực phẩm trước 6-8 giờ để tạo lớp phủ giảm nguy cơ hình thành chất gây ung thư. Dầu ôliu, nước cốt cam quít, chanh, dấm... sẽ dung hòa bớt chất độc khi nướng. Rau thơm (bạc hà, nguyệt quế, gừng, hành, tỏi, sả...) cũng giảm bớt chất gây ung thư làm thịt mềm, thơm ngon hơn. Đường, mật ong dễ cháy nên ướp ít. Nước xốt ướp càng đặc càng phủ tốt cho thực phẩm an toàn. Ngoài ra, không nên dùng loại que xiên khi bóc túi bóng thấy mùi hăng hắc khó chịu, bởi chúng đã bị tẩm hóa chất. Nên xiên thịt kèm rau củ quả vừa hấp dẫn, vừa giảm bớt độ độc hại của món nướng. Quá trình nướng nên trở đều, quét dầu liên tục để thịt chín mềm, không bị khô.

Vỉ nướng cũng nên chọn loại thép không rỉ là tốt nhất. Không dùng vỉ nhôm vì khi nướng sẽ tạo nhiều chất độc hại.

 

Thịt nướng xong nên loại bỏ hết chỗ cháy sém (dù ngon), để thịt khoảng 15 phút cho bớt mùi khói, săn lại rồi hãy ăn.

Nên ăn trước súp, cháo để không gây hại cho dạ dày, nhất là với trẻ em, người già.

Không nhâm nhi đồ nướng với bia rượu, kể cả cocktail, nước có ga vì dễ bị béo phì, bệnh gout, ung thư… hại cho sức khỏe và cũng chỉ nên ăn món nướng 2 lần/tuần.

Ăn đồ nướng xong không nên ăn uống đồ lạnh, mà chỉ nên uống nước lọc, nước trà, hoa quả là đủ.

(BS Hồng Anh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

  Hà Dương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 9 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Top