Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đường màu đen ở lưng tôm có thực sự bẩn: Những sự thật khi ăn tôm ai cũng nên biết

Thứ ba, 13:52 14/08/2018 | Sống khỏe

Tôm là một thực phẩm vô cùng phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết nhưng nó lại ẩn chứa nhiều sự thật không phải ai cũng biết.

Đường chỉ màu đen ở lưng tôm có thực sự bẩn?

Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở ngay sát lưng tôm hay còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng, vì vậy nó không hề sạch sẽ như nhiều người vẫn nghĩ.

Tuy nhiên, ăn đường chỉ tôm cũng không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm sẽ bị giết chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Việc loại bỏ đường chỉ tôm sẽ giúp món ăn sạch hơn và khiến bạn yên tâm hơn khi ăn.

Tôm là thực phẩm giàu chất béo và không phải ai cũng ăn được?

Một số người thường đồn thổi rằng, những người đang có vết thương ngoài da không nên ăn tôm, cua vì điều này sẽ khiến vết thương lâu lành. Hay số khác lại nói rằng ăn tôm sẽ bị phát ban.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối tương quan giữa việc ăn tôm và vết thương hở. Ngược lại, tôm có chứa nhiều protein, ít chất béo và những người có vết thương hở, đặc biệt là người sau khi phẫu thuật, nên ăn nhiều hơn để vết thương chóng lành.

Đối với một số người bị phát ban, ngộ độc khi ăn tôm có thể là do họ bị dị ứng với thủy hải sản như tôm, cua hay do ăn phải tôm không được tươi hoặc bị nhiễm độc.

Đầu tôm chứa kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn?

Hàm lượng kim loại nặng trong đầu tôm cao hơn rất nhiều so với thân tôm, nhưng với tôm nuôi, hàm lượng này là không đáng kể.

Kim loại nặng trong tôm chủ yếu đến từ nguồn nước và thức ăn của chúng. Lượng kim loại nặng này sẽ tích tụ nhiều hơn ở nội tạng (đầu tôm) và vỏ tôm.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì nếu nguồn nước và thức ăn của tôm bị ô nhiễm, chúng sẽ không thể sống được.

Một số người thấy đầu tôm đen hơn bình thường có thể là do tôm không được tươi hoặc do enzyme tyrosinase trong tôm tiết ra melanin, một chất khiến đầu tôm có màu đen, chứ không liên quan gì tới kim loại nặng.

Có ký sinh trùng trong tôm không?

Tôm có thể chứa ký sinh trùng nhưng chúng sẽ an toàn khi được nấu chín. Một số người nói rằng họ thấy ký sinh trùng trong tôm có hình dạng như sán dây, tuy nhiên, đây thực chất là ống dẫn tinh (trứng) của chúng.

Có nên ăn vỏ tôm để bổ sung canxi không?

Tôm vốn là một thực phẩm giúp bổ sung canxi nổi tiếng với hàm lượng canxi là 991mg/ 100g. Nhiều người thường nói rằng ăn vỏ tôm để bổ sung canxi cho cơ thể, đặc biệt là tôm biển. Thế nhưng, điều này lại không hề được khuyến khích.

Mặc dù vỏ tôm có chứa nhiều canxi nhưng nó có chứa nhiều muối hơn. Theo nghiên cứu, cứ trong 100g tôm sẽ chứa 5057 mg natri (nhiều hơn lượng cho phép một ngày).

Thế nhưng, nếu ăn với liều lượng ít, vỏ tôm lại là nguồn cung cấp canxi tốt hơn cả sữa.

Ngoài ra, vỏ tôm khá cứng, khó nhai, khiến việc tiêu hóa và hấp thụ gặp khó khăn.

Không thể ăn tôm với trái cây?

Một số nguồn tin cho rằng tôm có chứa asen (hay còn gọi là thạch tín) và khi ăn thực phẩm này với trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ gây ra phản ứng hóa học, làm tăng lượng asen trong tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, trên thực tế, tôm không chứa nhiều asen vô cơ và vitamin C cũng không có tác dụng lớn đến như vậy khi ăn 2 loại thực phẩm này cùng nhau.

Ngay cả khi chúng thực sự có thể sản xuất ra chất gây hại thì chắc rằng bạn phải ăn một lúc trên 50 kg mới đạt được lượng chất độc đủ để gây hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi kết hợp 2 loại thực phẩm này.

Tôm biển và tôm nước ngọt, loại nào tốt hơn?

Rất khó để có thể cân đo đong đếm xem tôm biển và tôm nước ngọt loại nào tốt hơn, bởi mỗi loại đều có một giá trị riêng.

Về mặt dinh dưỡng, tôm biển có hàm lượng protein cao hơn và các axit béo không no như DHA, EPA cũng dồi dào hơn.

Về hương vị, tôm nước ngọt tuy nhỏ nhưng có hương vị ngon hơn. Về giá cả, tôm biển thường đắt hơn tôm nước ngọt. Vì vậy, loại anfo tốt hơn đều tùy thuộc vào khẩu vị và túi tiền của bạn.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 phút trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 19 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Top