Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu bất thường ở trẻ (2)

Thứ ba, 13:18 01/11/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Viêm phế quản là do cơ địa, 18 tháng mới nói được vài từ... là một trong những băn khoăn của các mẹ đã được các bác sĩ trả lời.

Viêm phế quản không khỏi là do cơ địa?
 
Hỏi: Con trai tôi năm nay 38 tháng tuổi, cân nặng 13 kg. Cháu thường hay bị ốm đi khám bệnh bác sĩ chuẩn đoán bệnh viêm phê quản co thắt, nhưng chữa có khi khỏi chỉ được 1 tuần bệnh lại tái phát như cũ. Gia đình rất lo đi khám nhiều nơi, bác sĩ bảo cháu bị như thế là do cơ địa của cháu nên khi thay đổi thời tiết là bị mắc phải. Nếu muốn chữa được khỏi triệt để phải uống thuốc thay đổi cơ địa trong 3 tháng liền thi mới khỏi được bệnh. Tôi không rõ về loại thuốc này uống vào có ảnh hưởng sức khoẻ cho cháu không và có khỏi được bệnh này không, mong bác sĩ tư vấn giúp.
 
Thế Hải Nguyễn
 
Trả lời: Việc điều trị viêm phế quản co thắt phải tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Hầu hết viêm phế quản là do virus, nếu là căn nguyên virus thì không phải điều trị thuốc kháng sinh.

Ngoài virus, có rất nhiều mầm bệnh có thể gây nên viêm phế quản như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn... Khi đã có biểu hiện nhiễm khuẩn thì cần điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.
 
Lý tưởng nhất là điều trị theo kháng sinh đồ, khi chưa có kết quả của kháng sinh đồ, có thể sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng. Ví dụ như kháng sinh có hoạt chất là cefuroxim  là một trong những kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng (thuộc nhóm cephalosporin thế hệ hai), có thể chỉ định tốt trong viêm phế quản. Khi điều trị kháng sinh, cần phải sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn và phải dùng đủ thời gian.
 
Trong trường hợp của con bạn, có thể do bạn dừng kháng sinh sớm, khi bệnh chưa dứt hẳn nên các triệu chứng lại tái phát trở lại làm cho con bạn lại bị ho, thở khò khè.... Ngoài thuốc kháng sinh, cần phải uống thêm các thuốc giãn phế quản (như ventolin hay salbutamol) và các thuốc làm loãng đờm (như acetylcystein) để tăng cường tác dụng điều trị của kháng sinh tuy nhiên phải theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa nhi để xác định nguyên nhân và điều trị triệt để nhé.
 
---
 
18 tháng nói vài từ, là chậm nói?
 
Hỏi: Em có 1 bé trai 18 tháng, hiện cháu được gần 12 kg, sức khỏe của cháu bình thường. Nói chung cháu nhận biết tốt nhưng giờ chỉ mới nói được ít từ như ba, bà, măm, không, nhanh; cái gì thích thì cháu đưa tay ra hiệu. Như vậy bé nhà em có phải bị chậm nói hay không? Với chỉ số hiện tại cháu có phát triển bình thường không, khi dạy nói cháu toàn trốn và chạy đi chỗ khác. 
 
Phung Trang 
 
Trả lời: Trẻ 20 – 24 tháng tuổi đã nói được câu dài, biết đòi ăn, đòi uống, nói nhiều và một số trẻ có thể hát những bài ngắn. Bé của chị chỉ nói được một vài từ như vậy là chậm biết nói. Bé của chị chưa đi học và lại ở nhà thường xuyên nên nguyên nhân chậm nói là do người lớn ít chơi và nói chuyện với bé, do đó bé không học nói giỏi như những trẻ khác. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho bé hơn, chăm sóc, chơi với bé, kể chuyện (đọc truyện) cho bé nghe và nói chuyện nhiều với bé.
 
---
 
Con tôi có vấn đề về thính lực?

Hỏi: Con em được 24 tháng, nặng 12,5 kg. Hiện nay cháu vẫn chậm nói, chỉ phát âm baba, mama, lâu lâu cháu phát âm từ mẹ rõ ràng. Cháu ăn uống, ngủ và đi trẻ rất ngoan. Vừa rồi em rất lo lắng cho cháu nên đã cho cháu đi kiểm tra; tuy nhiên bác sĩ cho đo thính lực với chỉ số OAE thì tai phải của cháu bị rối loạn nhẹ. Sau đó em cho cháu đi khám ở phòng khám khác thì bác sĩ bảo phải đo chỉ số ABR mới biết được tai cháu có vấn đề gì không.
 
Nhưng theo quan sát của em thì thấy cháu rất thính. Khi bố mẹ đi làm về cháu có thể biết nhờ tiếng xe máy. Cháu đang chơi không nhìn vào tivi nhưng khi có chương trình gì có âm thanh lớn thì cháu quay lại nhìn ngay,...
 
Do đó em nhờ bác sĩ tư vấn một số vấn đề sau:
 - Cháu có một số biểu hiện như đang chăm chú, tập trung vào một cái gì đó như trò chơi hay xem tivi, nhìn ngó vào một vật gì thì có ai gọi cháu vẫn không quay lại
 - Cháu không tập trung, hướng dẫn cho cháu cách tạm biệt mọi người đều không làm.
 - Cháu rất hiếu động, không bao giờ ngồi một chỗ.

Vậy những biểu hiện trên của cháu nói lên vấn đề gì, nhờ bác sĩ tư vấn giúp
 
Có điều lưu ý là trước đây từ khoảng 8 tháng tuổi cháu đã gặp một số sự cố: bỏng nước sôi nhẹ tại cánh tay, 2 tháng sau là bị sốt co giật, tiếp 2 tháng sau nữa thì bị sốc vaccin sởi.
 
Nguyễn Anh Trân

Trả lời: Trẻ 20 – 24 tháng tuổi đã nói được câu dài, biết đòi ăn, đòi uống, nói nhiều và một số trẻ có thể hát những bài ngắn. Bé của chị chỉ nói được một vài từ như vậy là chậm biết nói. Còn vấn đề thính lực của bé có vấn đề gì không thì chị nên đưa bé đến khám ở chuyên khoa nhi để bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị.
 
---
 
Có một vệt tóc mọc không dày sau gáy là dấu hiệu thiếu canxi?

Hỏi: Con trai em được 14 tháng tuổi, nặng 11 kg nhưng vẫn chưa biết đi, chưa biết nói. Cháu không bò mà chỉ lê chân đi. Hiện tại cháu mọc được 8 răng nhưng từ lâu rồi không thấy mọc thêm. Sau gáy cháu có 1 vệt tóc mọc không được dày. Từ tháng thứ 9 em vẫn cho cháu uống vitamin D bổ sung dạng giọt, ngày 3 giọt. Cho em hỏi có phải cháu bị thiếu vitamin D và canxi nên mới chưa đi được phải không?
Pham Thi Thao
 
Trả lời: Trẻ được 14 tháng tuổi thì có khoảng 8 - 10 răng. Như vậy số lượng răng của con bạn bình thường đến khoảng 24 tháng tuổi bé có khoảng 18 - 20 răng. Bạn hãy cứ theo dõi bé xem có mọc thiếu răng không. Hiện tượng có một vệt tóc mọc không được dày sau gáy có thể là biểu  hiện của thiếu canxi. Bạn nên cho cháu đi khám chuyên khoa nhi để bác sĩ xác định rõ.
 
---
 
Bị amidal to có nên đi cắt

Hỏi: Con trai tôi được 39 tháng tuổi, cân nặng 16,5 kg, cao 96 cm. Mỗi ngày cháu ăn như sau: sáng 6h30 - 7h ăn 1,5 bát cháo (bát ăn cơm của người lớn) sau đó cháu đi học đến 10h30 thì ăn cháo ở lớp, 11h30 - 12h các cô cho đi ngủ, 14h dậy học và 15h thì ăn bún hoặc có hôm thì uống sữa và ăn bánh ngọt, đến 17h cháu về nhà uống khoảng 200 ml sữa bột và đến 19h30 cháu ăn tối 1,5 bát cháo sau đó 9h thì cháu đi ngủ và không ăn, uống gì nữa.
 
Cháu cũng bị amidal to nên rất hay phải uống thuốc và gặp khó khăn khi ăn cơm. Gia đình cũng đã tập cho cháu ăn cơm nát và chan với canh. Xin hỏi bác sĩ là chiều cao và cân nặng cùng với chế độ ăn, ngủ của cháu như vậy có được không? Có phải thay đổi gì không? Cháu ăn như vậy đã được chưa? Amidal to thường xuyên phải uống thuốc như vậy thì có cách nào chữa trị được không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Nguyễn Ngọc Mai
 
Trả lời: Chiều cao cân nặng của con bạn bình thường. Chế độ ăn uống khá tốt nhưng bạn vẫn nên thay đổi khẩu phần để kích thích bé ăn. Việc cháu bị amidal thì bạn nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi xem có cần cắt cho cháu không.
 
---
 
Cục thịt thừa ở gần hậu môn, nên phẫu thuật?
 
Hỏi: Con gái em 5 tuổi, cháu có cục thịt thừa gần hậu môn, đi đại tiện hay ra máu, em đã cho cháu đi khám và nội soi, bác sĩ nói không có vấn đề gì, chú ý chế độ ăn uống. Cháu ăn nhiều đồ mát, hoa quả, rau nhiều, hàng ngày có ăn thêm một bát nhỏ bột sắn. Nhưng gần đây thỉnh thoảng đi đại tiện vẫn ra máu. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị tại nhà và có cần phẫu thuật cắt cục thịt thừa đó đi không và cơ sở khám, điều trị tin cậy ở Hà Nội.
Nhật Nam
 
Trả lời: Có thể cục thịt thừa gần hậu môn của cháu là nguyên nhân làm cho cháu thỉnh thoảng đi đại tiện ra máu. Trước hết bạn nên cho cháu ăn đồ ăn làm phân mềm như nhiều rau xanh, củ cải ăn chín, bắp cải…. Bạn cần đưa bé đi khám chuyên khoa nhi để bác sĩ tìm nguyên nhân cục thịt thừa xem có cần phẫu thuật không nếu như điều đó ảnh hưởng đến sinh hoạt của cháu.
 
---
 
Làm thế nào để con bớt ho?

Hỏi: Tôi có cháu được 38 tháng tuổi. Cháu bị ra mồ hôi nhiều nên hay ho và sổ mũi. Cứ khoảng 2 - 3 tháng cháu lại ho. Ra viện khám thì chỉ bị ho bình thường, uống thuốc vài ngày sau lại khỏi, không biết tôi phải làm thế nào để cho cháu đỡ ho và sổ mũi.

Thanh Tâm
 
Trả lời: Con bạn hay ra nhiều mồ hôi nên hay ho và sổ mũi do mỗi khi cháu bị ra mồ hôi chân lông của cháu mở ra và đễ bị nhiễm lạnh. Bạn nên giữ ấm cho cháu khi bị ra mồ hôi và mỗi khi bị ho bạn nên cho cháu uống thuốc hết đợt điều trị bởi triệu trứng ho hết nhưng chưa chắc đã khỏi hẳn, tuân thủ điều trị của bác sĩ nhé.
 
---
 
Vì sao con bị đái dầm?
 
Hỏi: Con tôi năm nay hơn 3 tuổi, trước đây khi ngủ đêm cháu không đái dầm nhưng khoảng 2 tuần trở lại đây đêm nào cháu cũng đái dầm, khổ nỗi đái ướt hết cả người mà cháu vẫn ngủ ngon không biết gì. Nếu mẹ không phát hiện ra và thay quần áo cho thì cháu vẫn ngủ (mặc dù trước khi đi ngủ tôi không cho cháu uống sữa và đã bắt cháu đi đái nhưng cháu vẫn đái dầm).
 
Xin hỏi bác sĩ có thuốc nào chữa được không, con tôi như vậy có phải do thận yếu không và chữa như thế nào? Tôi rất mong được trả lời sớm để chữa cho cháu. Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
 
Vu Manh Hung
 
Trả lời: Nguyên nhân của chứng đái dầm chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh có thể là do bàng quang chưa trưởng thành hoặc do sự giảm bài tiết một loại hormone chống bài niệu ở trẻ. Bệnh cũng có thể do nguyên nhân tâm lý: trẻ bị cô giáo khiển trách, bị bạn bè tẩy chay, hay trẻ bị ám ảnh, lo sợ khi phải thường xuyên chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ, bố mẹ sắp li dị... Bé 3 tuổi tè dầm thì chưa có gì đáng lo lắng bạn tiếp tục theo dõi việc đi tiểu hàng ngày của cháu. Nếu đến 6 tuổi mà hiện tượng trên vãn tiếp tục thì cho cháu đi khám.
 
----
 
Nên hay không nên cho trẻ dùng ti giả?

Hỏi: Con tôi không dùng ty giả có ảnh hưởng gì không? Tôi đọc nhiều trên báo nhưng không biết có lên cho con dùng ti giả hay không? không dùng ti giả có tốt hơn là dùng ti giả không?
 
 Trần Duy Ân
 
Trả lời: Từ góc độ sinh lý, trẻ em sinh ra có những phản xạ tự nhiên. Khi người lớn đưa một vật gì đó lại miệng của trẻ, trẻ sẽ tự dưng há miệng và mút vào. Vì vậy, việc người lớn để trẻ ngậm núm vú giả sẽ tạo thành thói quen và sau này trẻ sẽ phụ thuộc vào núm vú giả rất nhiều. Đôi lúc, trẻ không thích bú mẹ mà lại chỉ thích ngậm núm vú giả. Khi trẻ không ngừng ngậm và mút núm vú giả, không khí cũng sẽ theo đó mà vào dạ dày của trẻ khiến trẻ bị đầy hơi và không có cảm giác ngon miệng khi bú mẹ... Trẻ mút núm vú giả thường xuyên sẽ khiến dạ dày và nhu động ruột cũng co bóp theo khiến trẻ bị co thắt ruột và đau bụng. Các bác sĩ cho rằng việc ngậm núm vú giả sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển răng ở hàm dưới của trẻ, răng trẻ sẽ khó mọc và môi sẽ bị trề ra gây mất thẩm mỹ.. Khi không có núm vú giả, trẻ thường có thói quen cho tay vào miệng mút hoặc cho các dị vật vào miệng. Điều này không tốt cho hệ hô hấp cũng như sự an toàn của trẻ.
 
Tư vấn bởi Phòng khám Medelab
41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngay từ bây giờ bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào phần Gửi ý kiến của bạn ở phía dưới, hoặc địa chỉ: toasoan@giadinh.net.vn. Các bác sỹ của Phòng khám Medelab sẽ tư vấn và trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực liên quan đến sức khỏe của bạn trong thời gian sớm nhất.

thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 phút trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 2 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 3 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top