Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đành không tròn đạo hiếu để tránh nỗi lo trùng tang

Thứ ba, 08:00 24/05/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trong dân gian vẫn truyền nhau rằng, khi bị ung thư, chó dại cắn, thậm chí ung thư đã được chữa khỏi thì cũng không nên đi đám tang, cải táng vì sẽ làm bệnh phát nhanh. Liệu việc kiêng kỵ này có đúng? Dưới đây là lý giải của các chuyên gia.

Bố mất, chị Hương (ở Cầu Giấy, Hà Nội) khóc lăn lộn muốn đến nhà tang lễ đưa tiễn bố về nơi an nghỉ cuối cùng, nhưng cả gia đình không cho vì chị đang mắc bệnh ung thư vú. Một người trong gia đình chị Hương chia sẻ, đành để chị không tròn đạo hiếu, để tránh nỗi lo trùng tang.

Đi đám tang với việc tái phát và bệnh nặng hơn chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: T.G
Đi đám tang với việc tái phát và bệnh nặng hơn chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: T.G

Bệnh tái phát nhanh khi đi đám tang về?

Đến dự đám tang bố chị Hương, nhiều người không khỏi thắc mắc khi không thấy chị có mặt. Sau khi ông cụ đã mồ yên, mả đẹp, chị Hương mới lên Facebook cảm ơn mọi người và phân trần lý do không có mặt trong đám tang bố, vì chị bị ung thư vú. Mặc dù đã được phẫu thuật nhưng người thân trong gia đình chị Hương cương quyết không cho chị đến dự đám tang với lý do, người bị ung thư đi đám tang về bệnh sẽ tái phát trở lại.

Ông Trương Văn Tính (ở Hưng Yên) mắc bệnh ung thư đại tràng. Theo người nhà kể lại, trước đây sức khỏe ông Tính vẫn tốt. Cách đây gần một tháng, một người trong họ mất, ông Tính có vào tắm rửa, thay quần áo khâm liệm. Vài ngày sau, ông Tính có dấu hiệu đau bụng, sốt liên tục. Ban đầu, ông Tính chỉ bị đau bụng đơn thuần nên tự mua thuốc về uống nhưng vẫn không đỡ. Đến khi không chịu được, ông Tính được người nhà đưa đến bệnh viện khám, bác sĩ nội soi tiêu hóa và phát hiện ra ông bị ung thư đại tràng. Ngay sau đó, ông Tính đã được bác sĩ phẫu thuật và tiến hành truyền hóa chất. Sau sự việc đó, người nhà ông Tính đều nghĩ rằng, do có bệnh từ trước nên khi đi khâm liệm đám ma về, ông bị sài đám ma khiến bệnh phát ra nhanh và nặng hơn.

Chị Hoàng Thị Huyền (ở Hà Nội) tâm sự, cùng điều trị với chị ở Bệnh viện K có một người mắc ung thư buồng trứng đã xạ trị một thời gian, sức khỏe cải thiện đáng kể. Khi một người cùng họ mất, chị có về quê đưa tang. Sau đó, chị này lên bệnh viện tiếp tục điều trị nhưng chưa hết đợt xạ trị, sức khỏe yếu đi trông thấy và kiểm tra sức khỏe thấy các khối u di căn rất nhanh. Nhiều người nói rằng, do chị ấy không kiêng đi đám tang nên vậy. Bản thân chị Huyền cũng chia sẻ, chẳng biết việc đó có đúng hay không, nhưng nghe mọi người nói vậy cũng nghĩ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Hai năm nay điều trị xạ trị, căn bệnh ung thư vú của chị đã có tiến triển tốt và chị cũng không dám đến các đám hiếu vì sợ bệnh di căn nhanh hoặc tái phát trở lại vì nhiễm “độc” từ người chết.

Bà Khánh (ở Thanh Hóa) cũng có chồng bị ung thư phổi. Do phát hiện sớm nên chồng bà Khánh đã được phẫu thuật và khỏe mạnh trở về nhà. Về nhà được khoảng một năm thì hàng xóm cận kề nhà bà Khánh qua đời. Bà Khánh đã khuyên chồng không được sang đám tang nhưng chồng bà lại thấy áy náy vì hàng xóm cận kề, tối lửa tắt đèn có nhau nên vẫn sang đưa đám. Không ngờ, chỉ vài tháng sau khi đi đám về, chồng bà Khánh đổ bệnh nặng rồi qua đời. Từ đó đến nay, bà Khánh vẫn cứ ân hận, giá như ngày ấy cương quyết không cho chồng đi đám thì ông nhà đã không mất sớm như thế.

Việc đi đám ma tái phát bệnh chỉ là ngẫu nhiên

BS Nguyễn Quốc Oai – Trưởng khoa Đông Y (Bệnh viện Đa khoa Phố Nối, Hưng Yên) cho rằng, trong dân gian từ lâu vẫn quan niệm rằng, hơi lạnh từ người chết sẽ nhiễm vào những người đi đám ma, gây bệnh nếu cơ thể không đủ sức chống đỡ. Chính vì vậy, những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già đang mang bệnh, phụ nữ có thai, người mắc bệnh ung thư… được khuyên không nên đi đám tang. Tuy nhiên, về mặt khoa học, việc kiêng đi đám tang, cải táng đối với bệnh nhân ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Chưa có tài liệu nào đề cập tới việc kiêng kỵ này. “Bản thân tôi cũng chưa gặp một trường hợp nào bị ung thư, đi đám tang bệnh sẽ tái phát nhanh để giải thích được điều này. Theo tôi ,quan điểm đó là kinh nghiệm dân gian đúc rút ra”, BS Nguyễn Quốc Oai cho hay.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó chủ tịch Hội phòng chống Ung thư Việt Nam cho biết, trên cơ sở khoa học hiện nay, chưa có chứng minh về mối liên quan giữa ung thư và đám tang. Tâm lý người bệnh khi phát hiện mình bị ung thư thường lo lắng, có bệnh thì vái tứ phương nên ai mách gì cũng nghe theo, từ cúng bái, thuốc Tây đến kiêng kỵ dân gian. Thậm chí, họ mách nhau uống lá đu đủ, mật gấu, nấm linh chi, nấm lim xanh, sừng tê giác... nhưng những phương pháp này đều không thể chữa khỏi được ung thư. Kiêng đi đám tang cũng là một trong những kiêng kỵ thiếu cơ sở.

Bệnh ung thư có đặc tính dễ di căn, tái phát. Ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư có thể điều trị thành công cao và nguy cơ tái phát thấp, nhưng việc tái phát tế bào ung thư nhiều khi bản thân bác sĩ điều trị cũng không thể biết được đã diệt đến tế bào ung thư cuối cùng hay chưa? Người bệnh ung thư đã chữa khỏi cũng cần tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe. Việc đi đám tang với việc tái phát và bệnh nặng hơn sau đám tang chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.

Một điều thừa nhận rằng, người bị bệnh ung thư và ngay cả người bình thường khi tới đám tang có thể ảnh hưởng về tâm lý như thấy mệt mỏi, buồn rầu... bởi không khí đau thương, u buồn ở nhà có đám. Người bị bệnh tâm lý ảnh hưởng, suy sụp, thể trạng yếu dễ mệt mỏi, ốm hơn. Trong điều trị ung thư, tâm lý lạc quan góp phần rất quan trọng vào quá trình điều trị ung thư. Các bác sĩ vẫn khuyến cáo người thân và chính người bệnh phải vượt qua được tâm lý không nên u buồn, trầm uất ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào ung thư. Người mắc ung thư đi đám tang không nên vật vã, đau buồn quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu sức khỏe tốt, việc đi lễ hiếu này hoàn toàn không đáng sợ như nhiều người nghĩ.

Để bảo vệ sức khỏe, từ xưa có một số biện pháp tránh nhiễm hơi lạnh khi đi đám ma. Chẳng hạn, trước và sau khi đến lễ tang ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót... những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, một số nơi đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn ít đi.

Hiện nay, ung thư trên thế giới cũng có xu hướng tăng lên và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người. Bệnh nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì khả năng chữa khỏi rất cao, có thể lên tới trên 90% ở một số bệnh ung thư, như ung thư vú, cổ tử cung… Để chữa trị ung thư, hiện cũng có nhiều phương pháp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hay ghép tế bào gốc hỗ trợ. Yếu tố quan trọng góp phần quyết định chữa khỏi bệnh chính là việc tầm soát phát hiện bệnh sớm để điều trị trúng đích, tránh di căn nhanh.

PGS.TS Nguyễn Bá Đức

Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 15 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top