Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ cách khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ sau Tết

Thứ bảy, 07:00 16/02/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Dịp Tết, sự xáo trộn trong việc sinh hoạt và ăn uống khiến không ít trẻ phải vào viện vì bị rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục tình trạng này, các bậc cha mẹ có thể tham khảo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng dưới đây.


Cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn cho trẻ sau thời gian xáo trộn trong sinh hoạt và ăn uống dịp Tết. Ảnh: T.L

Cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn cho trẻ sau thời gian xáo trộn trong sinh hoạt và ăn uống dịp Tết. Ảnh: T.L

Mệt mỏi vì đứa tiêu chảy, đứa lại táo bón

Gia đình chị Bùi Minh An (ở Hà Nội) vừa rồi khổ sở vì các con rơi vào cảnh “đứa tiêu chảy, đứa lại táo bón” sau những ngày nghỉ Tết. Mấy năm không về quê ăn Tết, năm nay cả nhà chị quyết định về nhà ông bà nội ăn Tết. Thấy con cháu về ăn Tết cùng, hai ông bà rất vui mua sắm rất nhiều thứ.

Trong những ngày Tết, vợ chồng chị bận cỗ bàn rồi đi thăm hỏi họ hàng nên hai đứa trẻ giờ giấc ăn uống thất thường, không kiểm soát. Ông bà nội lại lo hai cháu sụt cân nên suốt ngày ép cô cháu gái 5 tuổi và cháu trai 3 tuổi ăn hết món này sang món khác, rồi nước ngọt thì uống tẹt ga. Vì toàn món khoái khẩu nên hai đứa con của chị ăn uống vô tổ chức. Sau kỳ nghỉ Tết, lũ trẻ cứ ậm ạch, đứa đi ngoài 4-5 lần/ngày, đứa thì vài ba ngày vẫn chưa thể đi nổi.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa sau Tết lại khiến bé Gia Bảo 16 tháng con chị Nguyễn Thị Thảo (ở Hà Nam) sút gần 2kg chỉ sau vài ngày. Ăn Tết được hai ngày, con chị cho gì vào miệng cũng nôn ra, xì xoẹt cả ngày. Ban đầu thấy con nôn ói 3-4 lần/ngày, chị Thảo cho con uống men tiêu hóa mà tình trạng không thuyên giảm. Người bé cứ ủ rũ, lả lướt, chị tìm đủ mọi cách theo mách bảo để “cầm” tiêu chảy cho con mà không được. Theo dõi 3 ngày, chị đưa con đi Bệnh viện Nhi TƯ khám và dùng thuốc mới dứt được tiêu chảy.

BS Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, trẻ mắc phải rối loạn tiêu hóa là phổ biến trong và sau những ngày Tết. Nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt bị “lệch giờ”. Thay vì các bữa ăn đúng giờ giấc với đủ các thành phần dinh dưỡng tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh như ngày thường vào ngày Tết, trẻ thường được thả phanh ăn uống khiến bộ máy tiêu hóa quá tải. Số khác, vì bố mẹ bận mà không quan tâm đến vấn đề ăn uống của trẻ để chúng bị thiếu hụt bữa. Trẻ ăn vặt khi cái kẹo, lúc cái bánh, nước ngọt, các loại hạt… khiến bụng trẻ lúc nào cũng lưng lửng.

Sự thay đổi này làm thay đổi nhịp làm việc của bộ máy tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến việc hấp thu thức ăn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa triền miên, đi ngoài phân sống uống đủ loại men không khỏi. Rối loạn tiêu hóa ở đây không chỉ là đi ngoài, đi ngoài phân sống mà trẻ thường có cảm giác ăn không ngon miệng, bị đầy bụng, chướng hơi, ăn không ngon, hay táo bón…Các bậc cha mẹ cần chú ý để xử lý sớm.

Khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, sau Tết trẻ gặp rối loạn tiêu hóa chủ yếu từ việc giờ giấc ăn uống không được khoa học. Bởi vậy, điều cần làm là chỉnh lại chế độ ăn cho trẻ. Nên cho trẻ ăn đúng nhu cầu, phù hợp lứa tuổi. Trẻ có thể sẽ ăn ít hơn nhưng không được ép khiến trẻ sợ. Thường sau vài ngày trẻ biếng ăn sẽ quay lại chế độ ăn bình thường. Để bé không ngang dạ, có cảm giác thèm ăn không nên cho bé ăn vặt giữa các bữa sẽ kích thích tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Bên cạnh đó, chế biến thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, chế biến thực phẩm kỹ hơn để đường tiêu hóa của trẻ được nghỉ ngơi, phục hồi lại. Có thể lựa chọn ăn cháo thay cơm giúp dễ ăn, tiêu hóa tốt giúp giải tỏa tích hơi trong dạ dày. Một số món cháo giúp dễ tiêu như cho trẻ ăn thêm cà rốt ở dạng cháo súp, cháo đậu xanh, cháo trắng, cháo tía tô… Bữa ăn tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, quả tươi sẽ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, hạn chế táo bón, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các chứng đầy bụng, khó tiêu của trẻ. Bổ sung thêm men tiêu hóa giúp đường ruột khỏe mạnh. Khi đường ruột khỏe mạnh, tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng giảm đi.

Theo BS Nguyễn Văn Tiến, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa cha mẹ cần chú ý không được kiêng khem quá mức. Kể cả khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí tiêu chảy cấp, vẫn nên cho trẻ dùng đa dạng đầy đủ chất. Chẳng hạn như kiêng dầu mỡ ảnh hưởng quá trình hấp thu vitamin tan trong dầu ở trẻ gây nguy cơ thiếu hụt vitamin kéo dài, giảm nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ. Hay như quan niệm kiêng đồ tanh trong khi khoa học dinh dưỡng cho thấy đạm từ cá khiến trẻ dễ hấp thu hơn so với đạm khác…

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc bổ sung men tiêu hóa cho trẻ là tốt nhưng nếu lạm dụng lại rất nguy hiểm. Với những trẻ có chỉ định dùng men tiêu hóa cần tuyệt đối tuân thủ thời gian dùng cũng như liều lượng dùng. Không nên dùng kéo dài thời gian men quá 15 ngày. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống men tiêu hóa vì trẻ ở độ tuổi này hệ tiêu hóa chưa ổn định dễ dẫn tới tiêu chảy nếu dùng không dung cách, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ về sau.

Trường hợp trẻ bị táo bón, cha mẹ cũng không nên tự ý điều trị hay thụt tháo cho trẻ. Cách làm này có thể làm trẻ mất phản xạ đi ngoài hay thụt tháo không đúng cách khiến trẻ rách hậu môn, trực tràng.

Với những trẻ bị tiêu chảy, hơn 90% trường hợp có thể xử trí tại nhà. Quan trọng nhất khi phát hiện là cần bổ sung nước, chất điện giải cho trẻ. Tuy nhiên các bậc phụ huynh chú ý cho trẻ uống ít và chia làm nhiều lần không nên uống nhiều cùng 1 lúc trẻ dễ bị nôn. Nếu trẻ rối loạn tiêu chảy ở mức thông thường biểu hiện đi ngoài 3 lần, phân lỏng thì có thể điều trị ở nhà bằng cách cho con uống nước điện giải Oresol. 3 ngày con không đỡ cha mẹ cần đưa trẻ tới viện.

Muốn chăm con khỏe mạnh từ nhỏ, hãy bắt đầu từ hệ tiêu hóa! Muốn chăm con khỏe mạnh từ nhỏ, hãy bắt đầu từ hệ tiêu hóa!

Với trẻ nhỏ, đường tiêu hóa là điều mẹ quan tâm nhất khi chăm sóc sức khỏe cho con. Trẻ như một cây non nếu không chăm bón từ đầu sẽ khó có sức vươn cao. Nếu hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh sẽ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, phát triển tốt về thể chất và trí não.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 19 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 21 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Top