Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các mẹ lưu ý: Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước chẳng khác gì hại con!

Chủ nhật, 09:00 19/03/2017 | Sống khỏe

Ngoài sữa, nhiều mẹ vẫn thường cho trẻ sơ sinh uống nước mà không biết rằng hành động này đang khiến trẻ gặp phải nguy cơ về sức khỏe.

Trong sữa mẹ có tới 88% thành phần là nước. Vì vậy, bất cứ khi nào mẹ cảm thấy con khát, có thể cho con bú. Trước 6 tháng tuổi, trẻ không cần uống nước, thậm chí cả trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú mẹ hoàn toàn là đủ. (Ảnh minh họa)
Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú mẹ hoàn toàn là đủ. (Ảnh minh họa)

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến WHO đưa ra khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Còn với các em bé bú sữa công thức, lượng nước có trong sữa cũng đã đủ để đảm bảo nhu cầu của trẻ. Bé không cần thêm bất kỳ một loại thức ăn hay chất lỏng nào khác thậm chí cả nước, ngoại trừ những loại thuốc, vitamin, siro, khoáng chất khác theo chỉ định từ bác sỹ.

Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ra ngộ độc nước

Các bác sỹ tại Bệnh viện Johns Hopkins, Baltimore (Hoa Kỳ) khuyên không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước.

Bên cạnh đó, theo bác sỹ Nhi khoa nổi tiếng của Mỹ, Alan Greene, hiện đang công tác tại Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc nước. Bác sĩ Alan Greene lí giải vì thận của bé trong thời gian này vẫn còn yếu, chức năng của thận không có khả năng kịp thời đào thải. Phần nước dư thừa bị tích lại trong cơ thể và trong máu có thể dẫn đến hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Các triệu chứng nếu nhẹ thì trẻ sẽ bị khó chịu, ngủ nhiều hơn mức bình thường, thay đổi tâm lý, hạ nhiệt, phù mặt… nặng hơn còn có thể dẫn đến chuột rút, co giật, ngất lịm.

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể dẫn tới ngộ độc nước. (Ảnh minh họa)
Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể dẫn tới ngộ độc nước. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, nếu mẹ cho bé uống nước sớm, kích thước dạ dày nhỏ của bé sẽ bị đầy trước khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bé sẽ cảm thấy no và không muốn bú sữa, ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình tiết ra sữa mẹ nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn. Thêm vào đó, nước còn cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé từ sữa mẹ, khiến trẻ chậm tăng cân và còi cọc.

Bổ sung thêm nước còn liên quan đến việc tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da), giảm cân quá mức, và thời gian nằm viện dài hơn cho bé sơ sinh. Khuyến cáo từ WHO cho thấy đối với các nguồn nước không an toàn, sạch sẽ, cho bé sơ sinh uống nước còn có thể khiến con bị tiêu chảy vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn rất yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Cho bé uống thêm nước là thêm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những bé chỉ bú sữa mẹ.

Vậy cho trẻ sơ sinh uống nước như thế nào cho đúng?

Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng nước lọc như một thức uống hằng ngày. Các mẹ cũng nên tránh cho con dùng sữa bột loãng hay dung dịch chứa chất điện phân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (ví dụ trẻ bị sốt, trẻ bị tiêu chảy, thời tiết nóng bức, trẻ bị táo bón...) vẫn có thể cho trẻ sơ sinh uống một chút nước để chữa táo bón hay trong thời tiết quá nóng, nhưng không quá 30ml mỗi ngày.

Mẹ có thể để con uống nước theo nhu cầu khi đã được hơn 1 tuổi. (Ảnh minh họa)
Mẹ có thể để con uống nước theo nhu cầu khi đã được hơn 1 tuổi. (Ảnh minh họa)

Với trẻ từ 6-12 tháng, nhu cầu nước cần vào khoảng 200-300ml/ngày. Ở giai đoạn này, lượng nước trong khi bé bú vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm một chút nước lọc là được. Sau mỗi lần ăn xong, cho bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, mỗi lần nhiều nhất khoảng 15 đến 30ml. Như thế vừa giúp làm sạch khoang miệng cho bé vừa tốt cho vị giác thời kỳ đầu.

Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể để con uống nước theo nhu cầu vì khi này thận của trẻ đã phát triển tương đương như của người lớn. Mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen uống nước. Không nên đợi tới khi bé cảm thấy khát rồi mới uống vì như vậy là đã bị thiếu nước.

Các mẹ cũng có thể dựa vào màu sắc nước tiểu để bổ sung nước cho con, theo đó nếu nước tiểu màu vàng nhạt hoặc gần như trắng trong là vừa đủ, còn nếu màu vàng sẫm là trẻ đã bị thiếu nước.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top