Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các dấu hiệu trên móng tay cần lưu ý

Thứ sáu, 08:55 12/11/2010 | Sống khỏe

Chúng ta có thể nhận biết tình trạng sức khoẻ của bản thân mình qua các biểu hiện trên móng tay.

Phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cơ thể

Một bộ móng chắc khoẻ sẽ phản ánh tình trạng dinh dưỡng đầy đủ của cơ thể. Những thứ chúng ta ăn hàng ngày sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như cho móng tay.
 
Những dinh dưỡng cần thiết giúp móng khoẻ mạnh cũng là những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm: axit béo omega 3, các loại prôtêin và sắt. Các biểu hiện trên móng tay có thể phản ánh tình trạng thiếu một số loại dinh dưỡng, chẳng hạn như: chất sắt, biotin và protein.

Ví dụ như khi bị thiếu sắt, móng tay sẽ thể hiện rõ màu sắc phần biểu bì trên móng rất nhợt nhạt. Khi tình trạng thiếu sắt trở nên nghiêm trọng, xuất hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng có tên khoa học là koilonychia khiến cho móng tay phát triển thay đổi hình dáng, móng trở nên mỏng hơn và bị lõm.

Báo hiệu nguy cơ tổn thương móng

Khi tình hình sức khoẻ yếu, biểu hiện dễ nhận thấy trên phần móng đó là sự xuất hiện của các nốt nhỏ màu trắng (leukonychia) trên lớp sừng của móng. Ban đầu chúng vô hại, song móng càng mọc dài ra, thì các nốt trắng này cũng lớn dần lên và khiến móng trở nên yếu, dễ gãy.
 
Trong một vài trường hợp bị thương tổn, móng có thể xuất hiện các vệt nhỏ có màu sẫm trên bề mặt móng (hiện tượng này có tên khoa học là onycholysis). Chúng hình thành do hiện tượng chảy máu bên dưới lớp móng. Liệu tình trạng bệnh lý nào đó có thể khiến cho các mạch máu trở nên yếu và rất dễ bị tổn thương như vậy?
 
Khi các mạch máu bên trong lớp biểu bì bên dưới lớp móng bị vỡ, gây chảy máu, máu tích lại tạo thành các vệt có màu đỏ hoặc thẫm bên dưới lớp móng.

Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể gặp phải một trong các vấn đề như dị ứng, nhiễm khuẩn, bệnh vảy nến hoặc do ung thư.

Phản ánh tình trạng lo lắng và stress
 
Không ít người thường cắn móng tay khi bị căng thẳng và điều đó được xem như một thói quen. Theo kết quả một cuộc điều tra khoảng 50% số trẻ nhỏ từ 10 - 18 tuổi có thói quen gặm móng tay. Càng lớn lên, thói quen này dần được từ bỏ.
 
Khi ở vào độ tuổi 18 - 22 tuổi, số người có thói quen cắn móng tay giảm xuống còn 23%, và đến  30 tuổi, hầu hết mọi người đều từ bỏ thói quen này. Tuy nhiên, nó có thực chỉ là một thói quen như nhiều người vẫn nghĩ?
 
Thực chất đó là một hành động thường xảy ra khi hệ thần kinh bị căng thẳng, khi một người cảm thấy bồn chồn hoặc bị stress...việc cắn móng tay rất có hại. Đôi khi nó gây trầy xước lớp biểu bì ở móng tay, gây nhiễm trùng cho ngón tay và cả đường miệng.

Báo hiệu nguy cơ nhiễm trùng

Hiện tượng sưng tấy, đỏ và ngứa ở vùng da quanh móng tay là một dấu hiệu cho biết có vấn đề đang xảy ra với cơ thể bạn. Cụ thể thì đó có thể là triệu chứng của việc bị nhiễm khuẩn, nấm...
 
Loại khuẩn phổ biến nhất mà nhiều người dễ mắc phải đó là staphylococcus và các khuẩn gây ra mụn cóc trên tay. Các trường hợp nhiễm khuẩn này không phải là vấn đề lớn đối với sức khoẻ, song  nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó có thể khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
Các bác sĩ cũng cảnh báo: Ngoài việc giữ vệ sinh móng sạch sẽ, bất cứ khi nào phát hiện thấy các dấu hiệu lạ trên móng tay như: móng trở nên dày, sần sùi và thay đổi màu sắc bất thường, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám để phát hiện nguyên nhân và ngăn chặn kịp thời các tác nhân gây hại cho sức khoẻ.
 
Vi khuẩn và đôi khi cả virut cũng có thể tấn công các vùng da quanh móng, gây ra hiện tượng gãy móng, hoặc thối móng... Tình trạng này có thể lây lan từ người này sang người khác, và để điều trị, các bác sĩ sẽ phải tiến hành làm lạnh hoặc sử dụng hoá chất để diệt khuẩn.

Báo hiệu các vấn đề khác

Có 5 dấu hiệu thay đổi trên móng mà bất kỳ ai cũng đều cần phải lưu ý, bởi nó có thể khiến cho tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu này bao gồm: tình trạng thay đổi màu sắc bất thường, long móng, sần sùi, xuất hiện hiện tượng lõm và phát triển theo hình dạng lạ...    

Các nghiên cứu cho thấy: các dấu hiệu móng tay có các vết, nốt màu trắng trên phần móng có thể là dấu hiệu của bệnh gan; màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim.
 
Ngoài ra còn có các dấu hiệu như: móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của chứng bệnh phổi. Do chức năng phổi bị suy kém, nên khiến cho nồng độ ôxy trong máu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng. Các vết rỗ trên bề mặt móng (khiến bề mặt móng không trơn, phẳng) có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến.
 
Khi nghiêm trọng, nó có thể dẫn tới gãy móng, tổn thương lớp biểu bì. Và các đường viền màu sắc lạ: chẳng hạn như trên bề mặt móng xuất hiện một đường viền xẫm màu bên dưới bề mặt lớp móng, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thay đổi sắc tố da.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top