Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biết bơi vẫn có thể chết đuối chỉ vì chuột rút

Thứ bảy, 13:27 23/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều người vẫn cho rằng, đã biết bơi hoàn toàn yên tâm khi đi bơi và chuyện đuối nước là tình huống không thể. Vậy nhưng, vẫn có nhiều cái chết thương tâm bị đuối nước bởi chuột rút khi bơi. Cách xử lý khi bị chuột rút, bạn có thể tham khảo lời khuyên của chuyên gia dưới đây.

    Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đuối nước vì bị chuột rút

Dư luận đang hết sức bàng hàng, đau xót trước vụ 8 học sinh bị đuối nước thương tâm trên sông Đà chiều 21/3 tại bến sông thuộc phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Vụ chết đuối tập thể kiểu này không phải là trường hợp hy hữu mà nó đã từng xảy ra ở nhiều địa phương. Người dân ở thôn Tiên Thượng, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đến giờ vẫn chưa thể quên vụ hai cháu bé 4 tuổi và 2 tuổi là chị em ruột trong một gia đình ra khu vực ao đình chơi, không may trượt chân ngã xuống ao và tử vong. Và nhiều vụ đuối nước, nguyên nhân tử vong được xác định do nạn nhân bị chuột rút khi bơi.

Theo ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB&XH), nguyên nhân dẫn tới các vụ đuối nước có nhiều nhưng phần lớn là do không có sự giám sát của người lớn. Trong độ tuổi hiếu động, trẻ xuống nước nô đùa, té nước, dìm nhau... dễ xảy ra đuối nước. Nhiều vụ học sinh biết bơi, tắm ở hồ bơi vẫn bị chết đuối do không có kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng bơi cứu đuối, bơi tự cứu. Chẳng may một người trong nhóm đang bơi bị chuột rút, tất sẽ cả lao vào cùng cứu, níu kéo nhau thành chết đuối tập thể.

Giảng viên Điền Đức Dũng, Trung tâm Dạy bơi Hà Nội (ở Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) cho rằng, hiện tượng chuột rút đi bơi cũng rất hay xảy ra và là nguyên nhân tử vong của nhiều vụ đuối nước. Chuột rút là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột gây đau dữ dội, khó cử động. Nguyên nhân có thể do vận động quá mạnh mà trước đó không khởi động làm cho cơ bị ảnh hưởng, cũng có thể do lượng muối trong máu thấp.

Tuy nhiên, bơi nhiều mà bị chuột rút là do họ đang bơi theo phản xạ bản năng. Còn người đã bơi tốt rồi thì gần như khó bị chuột rút, chỉ trừ những người ít vận động và có hiện tượng tê bì chân tay… mới hay bị chuột rút. Bơi tốt ở đây là học đúng kỹ thuật-người ta biết điều hòa cơ thể. Khi bơi tốt sẽ cảm nhận được nhịp thở, cách thở tốt. Thứ hai là, khi bài bản sẽ biết cách khởi động trước khi xuống nước đúng kỹ thuật.

Cách xử lý khi bị chuột rút

Theo các chuyên gia, trong mọi tình huống bất ngờ xảy ra, cách xử lý đầu tiên khi bị chuột rút đó là cần giữ bình tĩnh, bởi càng cố giãy giụa chỉ khiến bạn càng nhanh chìm, mất sức. Việc này cũng làm phần cơ bị chuột rút thêm đau đớn. Lúc này hãy bình tĩnh thả nổi, thỉnh thoảng có thể nhích nhẹ chân để cơ thể nổi cao hơn một chút. Nếu không có người đến cứu kịp thời cần cố gắng kéo giãn cơ và xoa bóp, hoặc vận động nhẹ vùng cơ bị chuột rút. Khi đỡ chuột rút thì bơi trở lại bờ.

Ông Điền Đức Dũng cho biết, chuột rút có thể bị ở nhiều bộ phận của cơ thể, khi bơi thường bị chuột rút ở phần gan bàn chân, bắp chân là chủ yếu. Nếu chẳng may bị chuột rút cần dùng hết lực xử lý nhanh luôn. Chẳng hạn, nếu bị ở gan bàn chân mình sẽ dùng hai tay cầm vào ngón chân của mình và bẻ ngược thật mạnh. Khi đó sẽ đau nhói một lúc nhưng hết luôn, nếu bị mà để im nhẹ không sao còn nặng sẽ làm tình trạng nghiêm trọng hơn, có thể bị co khắp người. Nếu bị ở bắp chân thì dồn hết lực vào đùi đạp thật mạnh một cái.

Để phòng tránh chuột rút điều đầu tiên cần biết là phải học bài bản để cảm giác nước được ổn định. Khởi động kỹ cho nóng người cho giãn cơ ra mới xuống nước. Nếu không khởi động mà chạy xuống nước ngay, các cơ trong cơ thể chưa kịp thích ứng nên có thể dẫn đến chuột rút. Khởi động 5-10 phút, thực hiện các động tác ép dẻo nhanh như xoay cổ tay, cổ chân, ép chân, gập người, chạy bước nhỏ hoặc chạy nâng cao đùi tại chỗ. Không nên tập gắng sức, tập quá nặng sẽ ảnh hưởng sức khỏe khi bơi lội.

Sau khi khởi động xong, lúc xuống nước cũng nên từ từ không nên quá vội vàng. Xuống nước từ từ sẽ giúp cho cơ thể bạn dần thích nghi với môi trường dưới nước một cách dễ dàng hơn. Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cần giảm dần tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần phương tiện cứu hộ, sau đó thả lỏng toàn thân trong tư thế nổi 3-5 phút rồi lên bờ.

Mọi người cần lưu ý không đi bơi, tắm biển khi bụng đói, cơ thể ốm hoặc mệt mỏi. Ngoài ra, không nên bơi quá lâu, bơi khi vừa ăn no bởi lúc này rất dễ thiếu ôxy cung cấp cho các nhóm cơ cho nên dễ xảy ra chuột rút.

Cứu người cũng phải có kỹ năng

Khi gặp một tai nạn đuối nước bất ngờ nào đó, mặc dù bạn đã biết bơi nhưng chưa được trang bị kỹ năng cứu đuối rất có thể bạn cũng trở thành nạn nhân của những tai nạn cứu đuối này. Muốn cứu được người cần phải có phương pháp. Phản xạ nhảy luôn xuống để cứu người là điều không nên vì có thể gặp những cái chết tập thể rất thương tâm. Cần phải học được phương pháp cứu đuối để biết được cách đỡ người ta thế nào, kéo người vào bờ ra sao và cách bơi để cứu người…

Có thể nhiều người cho rằng, điều này là “ích kỷ” nhưng đó là nguyên tắc đảm bảo an toàn cho cả mình cũng như nạn nhân. Bởi khi bị đuối nước, nạn nhân có tâm lý la hét hoặc giãy đạp sẽ làm cơ thể nặng hơn rất nhiều. Bình thường họ nặng 50kg nhưng khi đó trọng lượng có thể lên đến 200kg. Hơn nữa, khi họ giãy đạp là đang rất cuống không còn phản xạ, bám được vào mình sẽ bám rất chặt nên dễ bị nạn nhân ôm cứng và nhấn chìm do không cử động được.

Trường hợp bạn có biết bơi hoặc không biết bơi khi gặp một người bị té xuống nước sâu ta phải biết kêu to gọi mọi người xung quanh tới trợ giúp. Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, cây sào… hoặc xa hơn ta có thể dùng một cuộn dây buộc vào một vật gì đó có thể nổi trên mặt nước như thùng nhựa, can… Khi đó ta níu chặt vào một thân cây, mô đất hoặc vật gì đó có thể làm điểm bám chắc chắn rồi quăng vật hiện có xuống cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào.

Nhảy xuống cứu là giải pháp cuối cùng. Khi bơi xuống mà người bị nạn giãy mạnh thì không nên tiếp cận ngay, thấy họ đuối hơn chút thì mới tiếp cận và tránh để nạn nhân túm lấy cổ mình.

Hòa Bình: Tắm trên sông Đà, 8 học sinh thiệt mạng Hòa Bình: Tắm trên sông Đà, 8 học sinh thiệt mạng

GiadinhNet - Trong lúc tắm sông, 8 học sinh (bao gồm cấp 1, cấp 2) đã bị đuối nước dẫn tới tử vong.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 13 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top