Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài tập “dưỡng sinh hồi xuân” giúp cụ bà U80 sống “hòa bình” với bệnh cao huyết áp

Thứ bảy, 08:00 08/11/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Dù đã bước qua tuổi bát thập nhưng cụ Nguyễn Thị Bông (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn.

 

Cụ Bông ngày nào cũng tập dưỡng sinh “hồi xuân”để ổn định huyết áp.

 

Đó là kết quả của việc cụ thường xuyên luyện tập “dưỡng sinh hồi xuân”. Đặc biệt với phương pháp chăm sóc sức khỏe này, cụ Bông còn khắc chế được chứng cao huyết áp – vốn là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa cuộc sống của người cao tuổi.

Tuổi cao vẫn khỏe mạnh

Trước đây, cụ Bông làm việc trong Viện Công nghệ Quốc phòng Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu năm 1991, cụ bắt đầu luyện tập dưỡng sinh. Kể về nhân duyên đến với môn dưỡng sinh này, cụ Bông cho hay: Khi về hưu, trong người mệt mỏi mà thời gian rảnh rỗi lại khá nhiều nên một người bạn đã sang rủ cụ theo lớp học dưỡng sinh của một giáo viên người Hoa. “Ngày ấy môn dưỡng sinh còn khá mới mẻ. Tôi vốn làm nghề nghiên cứu nên khi nghe cái gì mới thì rất hứng thú. Vậy là ngày nào tôi cũng đạp xe từ Trung Hòa lên tận bờ hồ Hoàn Kiếm để học. Mỗi buổi tập đều kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Cứ thế, tôi duy trì việc này đều đặn đến tận bây giờ”, cụ Bông chia sẻ. Cũng chính vì duy trì đều đặn việc luyện tập, cụ Bông vẫn giữ được sự dẻo dai, ít bệnh tật. Cách đây nhiều năm, cụ từng trải qua một cú sốc tâm lý dẫn đến chứng bệnh cao huyết áp. Vào các buổi sáng, chỉ số huyết áp của cụ thường vọt lên đến 160-170 (bình thường chỉ 110 đến 120). Nhưng không cần uống thuốc, việc luyện tập “dưỡng sinh hồi xuân” đã giúp cụ điều chỉnh huyết áp về ngưỡng an toàn. Sau khi luyện tập, chỉ số huyết áp của cụ trở về mức bình thường, dao động từ 110 – 120.

Sau khi đã nắm rõ các động tác trong bài tập dưỡng sinh, cụ Bông không đến lớp học nữa mà tự luyện tập tại nhà. Hàng ngày, cụ dậy từ 5h sáng để tập “dưỡng sinh hồi xuân”, sau đó đi bộ gần 1 km đến CLB dưỡng sinh của phường để tập 11 bài dưỡng sinh khác. Chế độ dinh dưỡng của cụ Bông cũng không có gì đặc biệt. Hàng ngày, cụ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế thịt cá, tinh bột. Ngoài ra, nhờ vẫn còn sức khỏe tốt nên hiện nay, cụ Bông vẫn thường xuyên được các CLB bóng cửa (một trò chơi gần giống với môn golf (cầm gậy vụt) lại vừa có nét giống với bi-a (ngắm đánh vào quả bóng)) của các phường mời thi đấu. Theo cụ Bông, bài tập này có tác dụng khai thông tất cả các huyệt đạo trong cơ thể. Điều đáng nói là bài tập này có thể áp dụng với mọi lứa tuổi, đặc biệt là với người già.

51 động tác dưỡng sinh “hồi xuân”

Cụ Bông hướng dẫn bài tập dưỡng sinh “hồi xuân” gồm 51 động tác, mỗi động tác tập 4 lần-8 nhịp như sau: 1. Đảo hông: Hai chân rộng bằng vai, tay chống vào hông rồi đảo về phía bên phải và ngược lại. 2. Giơ tay lên xuống: Hai chân rộng bằng vai, tay thả lỏng, 1 tay đưa về phía trước, 1 tay đưa về phía sau cao ngang bằng vai. 3. Xoay tròn hai cánh tay: Chân như trên, tay trái giữ nguyên tư thế, tay phải xoay tròn, đủ nhịp thì đổi bên. 4. Đấm về phía trước: Chân sang ngang bằng vai hơi khuỵu xuống, bàn tay nắm lại, tay trái đấm úp về phía trước, tay phải nắm ngửa rút về hông và ngược lại. 5. Vỗ bụng: Tay phải vỗ vào bụng, tay trái vỗ ngược ra sau vào thắt lưng (tình trạnh cơ thể mà vỗ mạnh hay nhẹ nhưng tốt nhất vỗ vừa phải), cứ thế đổi tay này sang tay kia. 6. Nhảy chéo: Nhảy nhẹ 1 chân co, 1 chân giữ thăng bằng. Tay cùng phía với chân co thì đưa về phía trước, cao bằng trán. Tay kia đánh ra sau gần bằng gáy.7 Đánh vai và lưng: Tay phải vỗ vào huyệt ở bả vai, tay trái vỗ vào giữa lưng và ngược lại. 8. Mở rộng lồng ngực: Hai bàn tay nắm lại, giơ vuông góc ngang bằng vai rồi kéo tay hai tay ra phía sau để lồng ngực được căng ra, rồi lại chụm về phía trước. 9. Quay tay: Hai tay giơ song song trước mặt, bàn tay nắm lại rồi đưa hai tay sang bên phải, sau đó đưa tay về bên trái. 10. Vung nắm đấm: Hai tay nắm lại, 1 tay đấm vào huyệt ở dưới bả vai, tay kia đấm vào giữa lưng. 11. Vơ cỏ: Hai tay giơ trước mặt động tác như đang túm cỏ, đưa từ trái sang phải và ngược lại.

12. Đánh hông bên phải và ngược lại. 13. Chạy tại chỗ: Đứng tại chỗ và chạy bước nhỏ. 14. Cánh tay chuyển động: Nhẹ nhàng đưa tay lên xuống. 15. Ấn bàn tay: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay làm động tác như đánh đàn piano cứ đưa sang bên trái rồi lại đưa qua bên phải. 16. Xoay bóng: Xoay bóng cao: Hai tay giơ cao qua trán, động tác như đang ôm quả bóng xoay từ bên trái sang bên phải và ngược lại. 17. Với tay trên không: Chân nhướn lên, đồng thời tay đưa lên cao gập tay hơi mạnh, mắt nhìn theo, sau đó nhẹ nhàng đưa tay xuống và chân cũng trở về tư thế bình thường. 18. Quay tời: Quay người sang bên phải, bước chân trước chân sau, chân trước vuông góc, hai tay với về phía trước làm động tác chèo thuyền.

19. Mò cá: Hai tay giơ song song để ngang bằng hông rồi làm động tác quơ tay, bàn tay chuyển động như đang mò cá và đưa từ trái sang phải rồi dừng lại khi tay chạm sát hông bên phải và ngược lại. 20. Quay tay đảo hông: Hai tay giơ song song trước mặt, sau đó đảo tay theo chiều kim đồng hồ, đồng thời hông cũng đảo theo. 21. Bốc bùn: Gập người xuống, hai bàn tay chuyển động làm động tác như múc nước rồi giữ nước trên tay (2 tay chụm vào nhau) từ từ đứng dậy đưa phần nước múc trên tay lên cao, qua đầu sau đó hắt nước tung lên. Hai bàn tay lúc này mới rời ra và tỏa sang hai bên, từ từ úp lòng bàn tay xuống rồi lại nhẹ nhàng cúi xuống làm động tác như trên. 22. Đánh đầu gối: Tay trái vỗ vào đầu gối bên trái, tay phải vỗ vào chân phải, cứ tay này vỗ thì tay kia giơ lên. 23. Ngoảnh đầu gót: Ngoảnh đầu ra sau nhìn xuống phía gót chân, tay phải chạm vào eo, tay trái vắt ra sau lưng.

24. Cúi lưng: Chân rộng bằng vai, từ từ cúi gập lưng xuống, hai tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng xuống đất, gập người bên trái rồi sang phải. 25. Cong cột sống: Chân như trên, lưng cúi ngang bụng, hai tay đan vào nhau, hướng về phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài và đẩy tay ra vào. 26. Đảo hông nhanh: Chân chụm lại, hai tay chống hông rồi đảo hông nhanh về phía bên phải và ngược lại. 27. Quay đầu gối: Chân phải bước lên vuông góc, hai tay chồng lên nhau và xoay đầu gối từ phải sang trái rồi quay ngược lại. Chân kia cũng làm như vậy. 28. Ấn đầu gối: Chân phải bước lên vuông góc, hai tay chồng lên nhau vỗ vỗ vào đầu gối 4 cái, sau đó ấn tay vào đầu gối. Rồi đổi chân làm tương tự.

29. Đá phía trước: Hai tay chống hông, chân trái giữ thăng bằng, chân phải co lên sau đó đá về phía trước rồi chuyển sang chân kia. 30. Nhảy nhẹ: Hai chân chụm lại, tay chống hông sau đó nhảy nhẹ 4 lần 8 nhịp. 31. Gõ 7 huyệt tay: Lần lượt lấy tay này gõ vào 7 huyệt tay kia và ngược lại. 32. Gõ 8 huyệt chân: Lấy tay vỗ vào 4 huyệt chân trái và 4 huyệt chân phải. 33. Ngồi xổm: Hai tay giơ trước ngực, ngồi xổm xuống rồi đứng lên. 34. Đánh đầu gối: Làm tương tự động tác đánh đầu gối ở trên. 35. Ôm hầu não: Hai tay đan vào nhau ôm hầu não rồi nhìn lên, xuống. 36. Điều hòa ruột: Hai tay đan vào nhau để sát bụng (Hông bàn tay tiếp xúc với bụng, lòng bàn tay hướng lên phía mặt) rồi lắc tay lên xuống để bụng rung. 37. Đạp chân: Chân co vuông góc rồi đạp mạnh về phía trước. 38. Đá phía sau: Hai tay chống hông, chân đá ngược về phía sau (càng gần mông càng tốt). 39. Quay cổ: Lắc đầu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

40. Xoay đầu gối: Chân phải bước lên một bước vuông góc, hai tay ôm đầu gối, chồng tay trên tay dưới xoay đầu gối để chúng di chuyển nhẹ theo vòng tròn rồi xoay ngược lại. Chân trái làm tương tự. 41. Rửa mặt: Hai tay để sát vào mặt xoa từ trán xuống mắt má, mũi miệng. 42. Quay mí mắt: Mắt nhắm, lấy hai ngón tay đặt lên hai mí mắt, sau đó day mí mắt vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. 43. Vuốt mí mắt: Mắt nhắm, lấy hai ngón tay vuốt mí mắt kéo ra hai bên, sau đó thả ra rồi lại vuốt. 44. Vuốt lông mày ray thái dương: Lấy hai ngón tay vuốt hai bên lông mày từ chân lông mày phía trong rồi di chuyển ra thái dương, sau đó day thái dương theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. 45. Đảo huyết mắt: Lấy hai ngón tay đặt chỗ quầng mắt (phía dưới mắt) sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi đảo ngược lại. 46. Ấn khóe mắt: Hai ngón tay đặt vào khóe mắt rồi ấn để khoảng 30 giây đến 1 phút.

47. Day cánh mũi: Hai ngón tay đặt vào hai bên cánh mũi (chỗ kẽ mũi) sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. 48. Ngoáy tai: Lấy hai ngón tay đặt vào hai lỗ tai (Sâu vừa phải không làm đau tai) sau đó xoay tròn ngón tay trái, phải. 49. Ấn tai: Lấy hai bàn tay úp vào hai tai, sau đó ấn vào tai để khoảng 30 giây đến 1 phút. 50. Sát tay: Hai tay úp vào nhau rồi cọ lên, xuống. 51. Điều hòa: Tay vòng lên cao rồi thả xuống, nhịp thở nhẹ nhàng theo tay, đầu nhìn theo tay.                 

(Còn nữa…)

Thanh Hiên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 2 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

Top