Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn vặt, hút thuốc, uống rượu - toàn thói quen xấu khó bỏ: TS Mỹ chỉ 5 bí quyết vàng phá vỡ mọi thói quen tồi tệ

Thứ hai, 10:31 18/01/2021 | Sống khỏe

Đang muốn từ bỏ một thói quen xấu mà không biết làm thế nào? Hãy thử 5 bí quyết vàng dưới đây, chúng có thể giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn.

Bất cứ ai cũng đều có một thói quen xấu muốn bỏ, cho dù đó là hút thuốc, uống rượu, ngồi quá nhiều, ăn đồ ăn vặt hoặc cắn móng tay.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về khía cạnh tâm lý học của các thói quen, cách phá vỡ thói quen xấu và xây dựng thói quen lành mạnh hơn.

Thói quen là gì?

Tiến sĩ Joyce Corsica, một nhà tâm lý học sức khỏe tại Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ), cho biết: Thói quen là một hoặc nhiều hành vi lặp đi lặp lại thường xuyên đến mức nó trở nên tự động.

Trong khi mọi người thường gọi thói quen là "xấu" hoặc "tốt", Corsica khuyên bạn nên thay đổi quan điểm về thói quen và sử dụng các thuật ngữ sau:

• Thói quen có ích và không có ích

• Thói quen phù hợp hoặc không phù hợp với mục tiêu và giá trị của tôi

Nếu bạn đang tự hỏi liệu mình có nên cố gắng bỏ một thói quen hay không, Corsica khuyên bạn hãy đánh giá xem liệu thói quen đó có góp phần gây ra các vấn đề trong cuộc sống của bạn hay không, bao gồm tác động đến sức khỏe, công việc, hành vi và các mối quan hệ của bạn.

Corsica nói với tờ Insider: "Nhiều người trong chúng ta có những thói quen góp phần gây ra những khó khăn trong cuộc sống. Trong những trường hợp này, bạn nên dành thời gian và năng lượng để phá bỏ thói quen đó".

Mất bao lâu để phá vỡ một thói quen?

 Ăn vặt, hút thuốc, uống rượu - toàn thói quen xấu khó bỏ: TS Mỹ chỉ 5 bí quyết vàng phá vỡ mọi thói quen tồi tệ - Ảnh 1.

Thói quen là một hoặc nhiều hành vi lặp đi lặp lại thường xuyên đến mức nó trở nên tự động.

Có nhiều thông tin trên mạng viết rằng phải mất 21 ngày để phá bỏ một thói quen. Điều này bắt nguồn từ cuốn sách Psycho-cybernetics từ những năm 1960. Cuốn sách được viết bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Maxwell Maltz, người tuyên bố rằng bệnh nhân phải mất khoảng 21 ngày để làm quen với các bộ phận bị thay đổi của cơ thể, cuối cùng biến nó thành thói quen mới.

Khoa học cho rằng thay đổi thói quen thực sự mất nhiều thời gian hơn. Một nghiên cứu nhỏ năm 2009 cho thấy rằng phải mất từ 18 đến 254 ngày để thay đổi thói quen.

Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu kết hợp thói quen ăn, uống hoặc tập thể dục lành mạnh mà họ chọn để đưa vào cuộc sống. Và theo nghiên cứu, trung bình người tham gia phải mất 66 ngày liên tục thực hiện một thói quen trước khi thói quen đó trở thành tự động. Bỏ lỡ một ngày không cản trở quá trình hình thành thói quen Nhưng lặp lại thói quen vào một thời điểm nhất định mỗi ngày cho phép mọi người hình thành thói quen nhanh hơn.

Mặc dù sự nhất quán là chìa khóa để thay đổi thói quen, nhưng hãy biết rằng bạn vẫn có thể quay trở lại những thói quen cũ và phải bắt đầu lại quá trình này. Corsica nói: "Điều quan trọng nhất là phải hiểu rằng thay đổi thói quen là rất khó, đó là một quá trình có những thất bại và cần bạn tiếp tục tiến lên".

5 bí quyết vàng phá vỡ thói quen

Theo một nghiên cứu khác năm 2009, việc kiềm chế bản thân khỏi những thói quen quen thuộc là một cách từ bỏ thói quen không bền vững, và rất có thể sẽ không có kết quả.

Corsica nói: "Điều thú vị là thay đổi thói quen dường như không liên quan đến khái niệm sức mạnh ý chí".

Thay vào đó, để phá bỏ một thói quen thành công, bạn nên tập trung vào những điều sau:

 Ăn vặt, hút thuốc, uống rượu - toàn thói quen xấu khó bỏ: TS Mỹ chỉ 5 bí quyết vàng phá vỡ mọi thói quen tồi tệ - Ảnh 2.

Nhiều người muốn bỏ thuốc nhưng gặp rất nhiều khó khăn và rất dễ tái hút thuốc.

1. Xác định các yếu tố kích hoạt

Corsica nói rằng hãy đánh giá thói quen và lưu ý những gì có thể kích hoạt nó. Ví dụ, bạn có thể hình thành thói quen ăn nhẹ sau khi hoàn thành một nhiệm vụ hoặc khi cảm thấy căng thẳng.

Hiểu được nguyên nhân khiến bạn có những thói quen không lành mạnh sẽ giúp bạn phá bỏ chúng tốt hơn. Suy nghĩ kỹ về các yếu tố kích hoạt là chìa khóa và có thể hữu ích nếu viết chúng ra giấy, nói chuyện với ai đó hoặc đơn giản là ghi nhớ trong đầu.

2. Thay đổi môi trường

Nếu bạn đang muốn bỏ thuốc lá, bạn sẽ khó hút hơn khi không có thuốc lá trong tầm tay, trong không gian sống. Điều chỉnh môi trường để khó thực hiện những thói quen vô ích hơn có thể giúp bạn phá vỡ thói quen.

Nếu bạn hay hút thuốc cùng một người nhất định, có thể hữu ích nếu bạn ít đi chơi với họ hơn hoặc nói rõ ý định của bạn với họ.

3. Tìm một người theo dõi quá trình bỏ thói quen của bạn

Thông báo cho ai đó về quá trình bỏ thói quen của bạn đang diễn ra như thế nào. Áp lực xã hội có thể khiến bạn đi đúng hướng hơn.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy những người có trách nhiệm giải trình trong việc thiết lập mục tiêu giảm cân sẽ giảm cân nhiều hơn những người không có.

4. Đổi những thói quen vô ích để có được những thói quen hữu ích

Nếu bạn đã quen với việc uống bia vào bữa tối nhưng muốn bỏ thói quen này, bạn có thể đổi bia thành một thứ gì đó tốt cho sức khỏe hơn như nước táo lên men. Thay vì làm gián đoạn thói quen của bạn bằng cách không uống bất cứ thứ gì có ga, bạn có thể thử một lựa chọn thay thế khác tốt hơn.

5. Tự thưởng cho mình

Theo Đại học North Carolina (Mỹ), tự thưởng cho mình giúp não bộ của bạn biết được một thói quen có đáng để ghi nhớ hay không.

Giả sử bạn muốn dành ít thời gian xem ti vi hơn, bạn có thể tự thưởng cho mình một món ăn ngon vì đã dành một khoảng thời gian nhất định để không xem ti vi. Bộ não của bạn sẽ cho rằng việc không xem ti vi mang lại cảm giác dễ chịu, điều giúp tăng khả năng phá vỡ thói quen.

Kết luận

Vì bạn có thể mất khoảng vài tuần hoặc vài tháng để phá bỏ một thói quen, Corsica nói rằng điều quan trọng nhất là đối xử tốt với bản thân và không từ bỏ.

Corsica nói: "Hãy chấp nhận và giải quyết những thách thức, đánh giá khó khăn và phương hướng giải quyết. Mọi người vẫn thay đổi được những thói quen không tốt của họ. Điều đó hoàn toàn khả thi".

Theo Tiếp thị và Doanh nghiệp

(Nguồn: Insider)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Sống khỏe - 2 giờ trước

Hôm nay, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã vinh dự nhận danh hiệu Ngôi Sao Thuốc Việt lần thứ 2. Đây là giải thưởng được Bộ Y tế trao tặng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã có đóng góp quan trọng vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

Sống khỏe - 2 giờ trước

Lớn tuổi, suy buồng trứng sớm, dự trữ buồng trứng gần như đã cạn kiệt, nhờ phác đồ điều trị cá nhân hóa cùng với sự đồng hành sát sao của bác sĩ Trung tâm IVF Phương Đông, vợ chồng anh Khóa - chị Hương (Hà Nội) đã thành công đón con đầu lòng sau 21 năm mong mỏi.

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Sống khỏe - 3 giờ trước

Bên cạnh những tác động tiêu cực đến gan, rối loạn tiêu hóa cũng là vấn đề hay gặp phải ở người sử dụng nhiều rượu bia. Vậy cụ thể mức độ ảnh hưởng của rượu bia với hệ tiêu hóa như thế nào và làm sao để cải thiện?

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 13 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tóc bạc cũng là một phần trong quá trình lão hóa, thường xuất hiện khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, nhiều người tóc bạc sớm khi ở độ tuổi thiếu niên hoặc đôi mươi, khiến họ trông già hơn tuổi thật. Vậy cần làm gì đến ngăn tóc bạc sớm?

Top