Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ám ảnh bệnh tật từ những cơn ho

Thứ tư, 08:26 03/03/2010 | Sống khỏe

Các biểu hiện ho, khó thở của người cao tuổi cần đặc biệt chú ý vì rất có thể họ đã bị giãn phế quản (GPQ). Đây là bệnh hô hấp thường gặp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

 
Khi nào cần nghĩ đến phế quản bị giãn?
 
Người bệnh bị ho dai dẳng, khạc đờm mủ hàng ngày khá nhiều, hơi thở có mùi rất hôi. Triệu chứng đau ngực có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phế quản ở vùng GPQ. Khi bị GPQ, bệnh nhân còn bị viêm phổi tái diễn ở vùng giãn phế quản.
 
Mặt khác, 1/3 số trường hợp mắc phải căn bệnh này còn có ngón tay hình dùi trống. Người bệnh sút cân, thiếu máu, yếu sức, 80% có triệu chứng đường hô hấp trên kèm theo như (viêm mũi, xoang chảy mủ). Nếu GPQ lan rộng cả 2 bên rất có thể người bị tím tái, khó thở.
 
Ở vùng phổi bị GPQ, có viêm phổi tái diễn nhiều lần. Khi nghe phổi, thường xuyên có ran khu trú ở vùng có GPQ, thường là 2 đáy phổi. Nếu có tắc nghẽn phế quản kèm theo thì nghe có ran ngáy lan toả cả hai phổi hoặc có tiếng thở rít. Khi có ran ẩm hoặc ran nổ khu trú thường xuyên ở đáy phổi trong khi Xquang phổi lại bình thường thì phải nghĩ đến GPQ. Biến chứng thường gặp của GPQ là viêm phổi, áp-xe phổi, tâm phế mạn, ngày nay ít gặp biến chứng áp-xe não.
 
Ảnh minh họa.

Điểm danh thủ phạm

Dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản: GPQ lan toả cộng với viêm xoang cộng với phủ tạng đảo lộn (vị trí của tim chuyển sang bên phải) do rối loạn hoạt động của lông tuyến phế quản. khuyết tật hoặc không có sụn ở phế quản nên phế quản phình ra khi hít vào, xẹp xuống khi thở ra. Khí phế quản phì đại do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản kèm theo GPQ.

Do viêm hoại tử ở thành phế quản: GPQ sau nhiễm khuẩn phổi như lao, viêm phổi vi khuẩn, virút, sởi, ho gà, do dịch dạ dày hoặc máu bị hít xuống phổi, hít thở khói hơi độc (khí amoniac), do nhiễm khuẩn phế quản tái diễn.

Do bệnh xơ hoá kén: chiếm tỷ lệ 50% các trường hợp GPQ.

Do phế quản lớn bị tắc nghẽn: lao hạch phế quản hoặc dị vật rơi vào phế quản ở trẻ em, u phế quản hoặc sẹo xơ gây chít hẹp phế quản sau khi bị giập vỡ ở phế quản lớn do chấn thương lồng ngực. Dưới chỗ phế quản chít hẹp, áp lực nội phế quản tăng lên và dịch tiết ùn tắc gây nên nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ rồi phát triển thành GPQ.

Do tổn thương xơ hoặc u hạt co kéo thành phế quản: lao phổi xơ, lao xơ hang, áp-xe phổi mạn tính, bệnh phế nang viêm xơ hoá. GPQ ở lao hậu tiên phát có thể phát triển theo 2 cơ chế sau: - Phổ biến nhất do nhu mô phổi bị phá huỷ và xơ hoá dẫn đến co kéo và GPQ không hồi phục. Chít hẹp phế quản do xơ sẹo sau lao nội phế quản cục bộ. Vì đa số trường hợp lao hậu tiên phát, tổn thương lao ở các phân thuỳ đỉnh và phân thùy sau của thuỳ trên nên GPQ thường gặp ở các vị trí này là vị trí dẫn lưu phế quản tốt nên các triệu chứng thường nghèo nàn. Thể ho ra máu thường gặp ở thể GPQ này.

Rối loạn thanh lọc nhầy nhung mao: GPQ có thể phát triển trong rối loạn vận động nhung mao thứ phát của hen phế quản. Các trường hợp này vi khuẩn phát triển ở đường hô hấp dưới.

Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi: Suy giảm miễn dịch dịch thể bẩm sinh hoặc mắc phải như giảm gamma - glôbulin máu, giảm chọn lọc lgA, lgM, lgG. Suy giảm miễn dịch mắc phải (thứ phát): do dùng thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, bệnh bạch cầu mạn tính.

GPQ vô căn: người ta cho rằng GPQ vô căn có thể do rối loạn thanh lọc phổi phế quản nhưng bị bỏ qua, thường gặp ở người lớn ở thuỳ dưới.

Cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị
 
Để điều trị được bệnh, phải loại trừ mọi kích thích phế quản: thuốc lá, thuốc lào; Tìm và điều trị các ổ nhiễm khuẩn ở răng, tai mũi họng; Tiêm vaccin phòng cúm, chống phế cầu.

Phải phục hồi chức năng hô hấp: Cần làm thường xuyên với tập thở, ho có điều khiển, gõ ngực cho đờm dễ dàng dẫn lưu ra ngoài, nằm đầu thấp với các tư thế khác nhau tuỳ theo vùng phế quản giãn nhiều lần trong ngày để dẫn lưu theo tư thế; Phun hít thuốc giãn nở phế quản kích thích b2 (salbutamol, terbutaline...). Khi bệnh nhân sốt, khạc nhiều đờm, đờm mủ, biến chứng nhiễm khuẩn nhu mô, màng phổi dùng các kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

Hiện nay người ta cũng áp dụng nội soi phế quản để chẩn đoán vị trí chảy máu, giải phóng đờm dịch gây ùn tắc phế quản, giải phóng tổn thương gây tắc nghẽn phế quản. Chỉ định phẫu thuật khi GPQ cục bộ 1 bên phổi, khi nung mủ nhiều hoặc ho máu nặng, điều trị nội khoa thất bại. Trên thế giới, người ta đang bắt đầu áp dụng phẫu thuật ghép phổi để điều trị GPQ.

Muốn phòng bệnh hiệu quả, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp. Nếu bị nhiễm khuẩn phế quản, cần điều trị triệt để. Đối với người trưởng thành cũng phải luôn vệ sinh răng miệng, mũi sạch sẽ. Nếu bị viêm mũi, xoang cũng cần điều trị dứt điểm, tránh biến chứng sang GPQ. Tuyệt đối không hut thuốc lá, thuốc lào.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 11 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 23 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Top