Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 điều nên biết về ung thư lưỡi

Thứ sáu, 15:17 06/08/2010 | Sống khỏe

Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ.

 
Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp, phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi.
 
Mỗi năm, ở Pháp có khoảng 20.000 ca mắc mới và hơn 5.000 ca tử vong vì ung thư lưỡi. Nghiện thuốc lá và rượu được xem là những nhân tố chính gây ung thư lưỡi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
 
Những ai dễ mắc bị ung thư lưỡi?

Ảnh minh họa.

Có một thực tế là, đàn ông dễ bị ung thư lưỡi và các bệnh lý về lưỡi khác hơn phụ nữ. Lý do muôn thuở vẫn là rượu và thuốc lá. Theo số liệu ước tính của Pháp, có tới 80-90% ca ung thư lưỡi có liên quan đến thuốc lá và rượu.

Ngoài ra, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi (dù không sử dụng thuốc lá hay rượu bia) nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.

Tầng lớp trung niên (40-66 tuổi) dễ mắc loại ung thư này hơn những người khác.

Biểu hiện của ung thư lưỡi như thế nào?

Biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư lưỡi là những vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau. Ngoài ra, nếu cảm thấy khó khăn trong quá trình chuyển động của lưỡi khi nói, nhai, ho,…; ngứa hoặc đau rát lưỡi khi uống rượu hoặc ăn các loại thức ăn có tính axit, cay; hôi miệng; chảy máu lưỡi; đau tai;… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Phòng tránh bệnh ung thư lưỡi bằng cách nào?

- Vệ sinh răng miệng đều đặn, thường xuyên.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để súc miệng ngừa sâu răng và nhiễm trùng nướu răng.
- Hạn chế rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá.
- Cuối cùng, nếu thấy vết loét lâu ngày không khỏi, và đặc biệt là có sự hiện diện của các khối u hạch bất thường ở cổ thì phải đến khám bác sĩ ngay.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư lưỡi

Việc chẩn đoán ung thư lưỡi dựa trên kết quả sinh thiết vùng bị tổn thương trên lưỡi.

Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản như súc miệng bằng dung dịch Chlorhexidine gluconate 0,2%, bôi thuốc và uống các loại thuốc kháng viêm.

Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân buộc phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần lưỡi hoặc toàn bộ lưỡi, tuỳ theo kích thước và vị trí khối u) và được hỗ trợ trị xạ.
 
Quá trình chăm sóc, điều trị hậu phẫu khá phức tạp vì ung thư lưỡi có nguy cơ tái phát và biến chứng rất cao. Hơn nữa, giống như các loại ung thư khác, bệnh ung thư lưỡi có thể di căn đến phổi, gan hoặc xương,…

Theo Dân Trí

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 2 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

Top