Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sơn La: Quyết tâm giảm tỉ lệ sinh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển bền vững

GiadinhNet - Sơn La đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để đạt mục tiêu giảm tỉ lệ sinh, nâng cao chất lượng dân số nhằm bảo đảm phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội địa phương.

Sơn La liên tục trong nhóm có mức sinh rất cao

Sơn La: Quyết tâm giảm tỉ lệ sinh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển bền vững - Ảnh 1.

Cán bộ dân số Sơn La tuyên truyền về chính sách Dân số, Kế hoạch hóa gia đình.


Ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La cho hay, là tỉnh miền núi nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở Sơn La hiện hơn 18%. Tỉnh có hơn 1,2 triệu dân này thời gian đã triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số, như: "Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh"; mô hình "Can thiệp giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống"…

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động, năm 2020, tỷ lệ phụ nữ khám thai và được siêu âm sàng lọc trước sinh ở tỉnh Sơn La là 30%. 2/3 trong số này thuộc nhóm thực hiện theo xã hội hóa, số còn lại là miễn phí. Về tầm soát dị dạng, bệnh, tật sơ sinh, Sơn La đã thực hiện trên 3.136 trẻ. Trong đó, phát hiện 329 trẻ thiếu men G6PD.

Trong năm 2020, toàn tỉnh có hơn 10.000 phụ nữ mang thai được khám sàng lọc trước sinh; 3.336 cặp vợ chồng áp dụng mới các biện pháp tránh thai hiện đại (tăng so với năm 2019); tỷ lệ tảo hôn hiện ở mức 12,6% (giảm 0.9% so với 2019), đồng thời tỷ lệ người kết hôn cận huyết thống cũng giảm...

Dù mức sinh có xu hướng giảm nhưng không ổn định, Sơn La nhiều năm nay vẫn nằm trong nhóm 10 tỉnh/thành phố có mức sinh rất cao. Cụ thể, năm 2017 là 2,77 con/phụ nữ, năm 2019 là 2,44 con, năm 2020 là 2,36 con. Tỷ lệ sinh con thứ 3 năm 2020 lại tăng 1,25% so với năm 2019. Đặc biệt tỷ số giới tính khi sinh của Sơn La năm qua là 118,2 bé trai/100 bé gái, cao hơn rất nhiều so với trung bình chung của cả nước… Cùng đó, tuổi thọ trung bình của người dân thấp hơn so với tuổi thọ trung bình của cả nước (71 tuổi so với mức chung 73,7 trên cả nước).

Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác dân số ở Sơn La đã được đề cập, như: Đội ngũ làm công tác dân số, cộng tác viên dân số mỏng; mức hỗ trợ cho cộng tác viên dân số cơ sở thấp; cơ cấu tổ chức sau sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ với Trung tâm Y tế huyện còn nhiều bất cập. Trên địa bàn, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền DS-KHHGĐ… 

Mục tiêu mới cùng nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giảm tỉ lệ sinh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Sơn La: Quyết tâm giảm tỉ lệ sinh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển bền vững - Ảnh 2.

Cán bộ chuyên trách dân số xã hướng dẫn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng thuốc tránh thai. Ảnh: L.Sơn


Để từng bước nâng cao chất lượng dân số, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Sơn La đang tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục về dân số và phát triển với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với trình độ nhận thức của nhân dân, làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ, từ đó chuyển đổi hành vi dân số; chấp nhận và tự nguyện thực hiện mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con để chăm sóc, nuôi dạy cho tốt.

Đồng thời, cung cấp đầy đủ, kịp thời, đa dạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình có chất lượng cho người dân. Đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số như: Thực hiện "Tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh" để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; nhân rộng các mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình từ tỉnh đến cơ sở để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Năm 2020, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt Kế hoạch Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 của tỉnh. Tỉnh xác định, việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch này là nhiệm vụ chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn tỉnh, là nhân tố nền tảng góp phần phát triển nhanh và bền vững.

"Xác định yếu tố quyết định thành công của chương trình điều chỉnh mức sinh của tỉnh Sơn La là huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu" - Kế hoạch nêu rõ.

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt mức sinh thay thế, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 11,5%; Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 77,7% (năm 2019 là 76,5%), tỉnh đã lên dự toán kinh phí cho các hoạt động với tổng chi 2,5 tỷ đồng/5 năm cho một số hoạt động như mở rộng tiếp cận các dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ có liên quan (trong đó có mua bao cao su miễn phí; chi phí dịch vụ KHHGĐ); Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và cập nhật kiến thức mới, các nhiệm vụ mới về điều chỉnh mức sinh cho các đối tượng liên quan...

Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. UBND tỉnh Sơn La đề nghị các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; tham gia xây dựng chính sách, chương trình, đề án và giám sát việc thực hiện các hoạt động “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Cùng với mục tiêu sớm đạt mức sinh thay thế trong năm 2025, Sơn La cũng đề ra kế hoạch cụ thể trong các mục tiêu nâng cao chất lượng dân số như: Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn đạt 51%; 31% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 50% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất;

Tỉnh cũng phấn đấu tới 2025, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt tương đương so với các tỉnh trong cùng khu vực. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 164,8 cm, nữ đạt 154,6 cm. Tuổi thọ bình quân đạt 72,7 tuổi (nay là 70,9), trong đó thời gian sống khoẻ mạnh đạt tối thiểu 62,7 năm...

K.N
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top