Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sơn La chi tiền tỷ quyết sớm đạt mức sinh thay thế trong 5 năm tới

Thứ sáu, 10:14 18/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mức sinh hiện tại của Sơn La là 2,44 con/phụ nữ. Tỉnh miền núi phía Bắc này quyết tâm tới 2025 sẽ chạm mức sinh thay thế (2,1 con).

Mức sinh cao tác động tiêu cực đến phát triển

Sơn La là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở công bố cuối năm 2019, Sơn La là 1 trong 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao. Năm 2019, mức sinh của tỉnh Sơn La là 2,44 con/phụ nữ. Trung bình 5 năm qua (2015-2019) là 2,66, xếp thứ 8 cả nước. 

Trong 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La, chỉ có huyện Mai Sơn và TP Sơn La đạt mức sinh thay thế, 10 huyện còn lại đều có mức sinh cao đến rất cao. Phụ nữ vùng nông thôn ở đây sinh tới gần 2,5 con. Tỷ lệ sinh con thứ 3 sau 10 năm (từ 2009) đã tăng từ 9% lên 15%. Tỷ số giới tính khi sinh ở đây trong năm 2019, theo báo cáo của tỉnh, là 116,8 bé trai/100 bé gái (vượt xa mức trung bình cả nước 111,5/100 và càng xa hơn so với mức tự nhiên 104-106/100).

Sơn La chi tiền tỷ quyết sớm đạt mức sinh thay thế trong 5 năm tới - Ảnh 1.

Cán bộ chuyên trách dân số xã hướng dẫn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng thuốc tránh thai. Ảnh: L.Sơn


Cũng tại đây, có tới 24,5 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa hoặc không tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống dù nhiều cố gắng nhưng vẫn còn ở nhiều huyện, thành phố.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La xác định, mức sinh cao đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục …, làm tăng khoảng cách phát triển và chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh so với các tỉnh đã đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ). 

Điều chỉnh mức sinh phù hợp là nhân tố nền tảng góp phần phát triển nhanh và bền vững

Vừa qua, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt Kế hoạch Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 của tỉnh. Tỉnh xác định, việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch này là nhiệm vụ chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn tỉnh, là nhân tố nền tảng góp phần phát triển nhanh và bền vững.

"Xác định yếu tố quyết định thành công của chương trình điều chỉnh mức sinh của tỉnh Sơn La là huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu" - Kế hoạch nêu rõ.

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt mức sinh thay thế, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 11,5%; Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 77,7% (năm 2019 là 76,5%), tỉnh đã lên dự toán kinh phí cho các hoạt động với tổng chi 2,5 tỷ đồng/5 năm cho một số hoạt động như mở rộng tiếp cận các dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ có liên quan (trong đó có mua bao cao su miễn phí; chi phí dịch vụ KHHGĐ); Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và cập nhật kiến thức mới, các nhiệm vụ mới về điều chỉnh mức sinh cho các đối tượng liên quan...

Cùng đó, 2,5 tỷ đồng cũng được đưa vào dự toán ngân sách để đạt mục tiêu đến năm 2030 duy trì mức sinh thay thế; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 9%; Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 78% để đảm bảo mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý. 

Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. UBND tỉnh Sơn La đề nghị các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; tham gia xây dựng chính sách, chương trình, đề án và giám sát việc thực hiện các hoạt động “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Cùng với mục tiêu sớm đạt mức sinh thay thế trong năm 2025, Sơn La cũng đề ra kế hoạch cụ thể trong các mục tiêu nâng cao chất lượng dân số như: Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn đạt 51%; 31% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 50% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; 

Tỉnh cũng phấn đấu tới 2025, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt tương đương so với các tỉnh trong cùng khu vực. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 164,8 cm, nữ đạt 154,6 cm. Tuổi thọ bình quân đạt 72,7 tuổi (nay là 70,9), trong đó thời gian sống khoẻ mạnh đạt tối thiểu 62,7 năm...

Q.An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top