Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh ít con: Có phải nhiều người trẻ thích làm đẹp hơn làm mẹ?

GiadinhNet - Phụ nữ thời nay biết sống cho bản thân mình nhiều hơn và có trách nhiệm với mỗi quyết định của mình, trong đó có quyết định kết hôn và sinh con. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề chúng ta cần bàn đến.

Việc già hóa Dân số diễn ra rất nhanh, tạo ra áp lực ngày càng tăng đối với hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi như: Lương hưu, bảo hiểm y tế, chế độ trợ cấp xã hội, chế độ chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, … Đồng thời, sự suy giảm lao động trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Chi phí cho chính sách khuyến khích sinh sẽ gây áp lực lớn cho nguồn ngân sách trong tương lai.

 Mức sinh của Việt Nam giảm gần một nửa sau 30 năm 

Trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa. Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 3,8 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019. Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định ở mức thay thế trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn là phổ biến. Kết quả này tiếp tục khẳng định, Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình đối với mục tiêu giảm sinh.

Đây là thông tin được chia sẻ từ hội nghị công bố kết quả các nghiên cứu chuyên sâu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do Tổng cục Thống kê phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức ngày 18/12/2020 tại Hà Nội.

Cụ thể:

Việt Nam là một trong các quốc gia tỷ lệ vô sinh cao (khoảng 7,7%), trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%.

Từ thực trạng này, phải đẩy mạnh xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản. Ngoài ra, cần thí điểm mô hình xã hội hóa dịch vụ dự phòng, sàng lọc vô sinh, ung thư đường sinh sản tại cộng đồng cho nhóm dân số trẻ đáp ứng nhu cầu và khả năng chi trả của người dân.

TP. HCM là địa phương có mức sinh thấp nhất nước, với 1,35 con/bà mẹ độ tuổi sinh sản. 

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bác sĩ Tôn Thất Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết địa phương này là 1 trong 21 tỉnh thành có tỷ lệ phụ nữ sinh con thấp. Đặc biệt phụ nữ ở các đô thị, nơi có khu công nghiệp, có tỷ lệ sinh con thấp. “Phụ nữ ở những nơi này thường ngại sinh con. Hiện Bà Rịa-Vũng Tàu đang xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con”, bác sĩ Khoa nói.


Tây Ninh cũng là một trong những địa phương nằm trong 21 tỉnh thành có mức sinh thấp. Theo UBND tỉnh Tây Ninh, tỷ suất sinh bình quân trong 5 năm (2015 - 2019) là 1,66 con/phụ nữ. Đặc biệt, trong những năm gần đây ở mức rất thấp như năm 2018 còn 1,46 con/phụ nữ, năm 2019 còn 1,53 con/phụ nữ. 

Sinh ít con: Có phải nhiều người trẻ thích làm đẹp hơn làm mẹ? - Ảnh 2.

Bác sĩ Dương Thị Ngọc Hằng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bạc Liêu, cho biết tỉnh này cũng là một trong những tỉnh thành trong cả nước có tỷ lệ sinh thấp, bình quân 1,77 con/bà mẹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh thấp như: áp lực cuộc sống gia đình; phụ nữ ngày nay đi làm việc nhiều hơn, khi sinh được 1 con thì không muốn sinh thêm; tâm lý sinh thêm con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sắc đẹp… Hiện Bạc Liêu đang xây dựng kế hoạch, chính sách khuyến sinh để nâng tỷ lệ sinh con từ 1,77 lên 2,1 con/bà mẹ.


Tại An Giang, ông Văn Kim An, Cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh An Giang, thông tin: “Thống kê tỷ suất sinh tỉnh An Giang năm 2019 là 1,85 con và trung bình mỗi phụ nữ sinh chưa tới 2 con… Chi cục đã có văn bản gửi lãnh đạo Sở Y tế đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh mức sinh ở từng khu vực cụ thể chứ không áp dụng đại trà theo hướng khuyến khích người dân khu vực thành thị có mức sinh thấp nhưng gia đình có điều kiện thì sinh thêm con, vùng nông thôn kinh tế khó khăn dân đã sinh đủ con thì không khuyến khích”. Theo ông An, đối với mức hỗ trợ chỉ khoảng 2 tháng lương, tương ứng mức 6 - 8 triệu đồng/người, chưa thể khuyến khích người dân sinh con, bởi với số tiền này chỉ đủ cho người sinh thêm con nuôi con 1 - 2 tháng là hết.


Tương tự, hiện Đà Nẵng ghi nhận những vùng có tổng tỷ suất sinh thấp (dưới 2 con/phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ), vùng có mức sinh thay thế (2 - 2,1 con) và vùng có tỷ suất sinh cao (2,2 con). Đà Nẵng dựa trên cơ sở xác định hiện trạng và xu hướng mức sinh từng vùng để xây dựng ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế mỗi gia đình mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con. Bên cạnh tuyên truyền khuyến khích sinh con thứ 2 ở vùng có mức sinh thấp, địa phương cũng xây dựng, đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp để có thể gia tăng tỷ suất sinh con thứ 2 ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.


Nguyên nhân khiến phụ nữ ngại sinh con?


Ông Phạm Chánh Trung - Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình TPHCM lý giải một số nguyên nhân dẫn đến mức sinh thấp như: Do áp lực của cuộc sống và công việc làm nhiều người có xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con và không muốn sinh con. Bên cạnh đó, tình trạng phá thai, tỷ lệ vô sinh có xu hướng gia tăng cũng là những yếu tố tác động đến việc sinh con.


Nhiều lý do như thế nhưng tựu trung lại, những nguyên nhân tác động nêu trên đều xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa đã, đang và sẽ diễn ra với tốc độ nhanh tại TPHCM.

Phụ nữ trẻ, nhất là phụ nữ sống ở đô thị lớn biết sống cho bản thân mình nhiều hơn và có trách nhiệm với mỗi quyết định của mình, trong đó có quyết định kết hôn và sinh con.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào kết luận được đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc phụ nữ sinh ít con. Nhưng từ thực tế cho thấy, áp lực cuộc sống, công việc, kinh tế cũng là gánh nặng khiến phụ nữ "ngại" sinh.


Việc nuôi dạy, chăm sóc con cái hiện nay đòi hỏi rất nhiều chi phí như: ăn uống, học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, … cộng với chi phí nhà ở, sinh hoạt tăng cao, khó tìm việc làm do tốc độ đô thị hoá khiến nhiều gia đình quyết định không sinh nhiều con.


Còn theo đánh giá của UBND tỉnh Tây Ninh, một trong những nguyên nhân là do công tác truyền thông dân số chưa phù hợp, chưa nắm bắt kịp tình hình thực tế của tỉnh mà chỉ tập trung vào vận động giảm sinh, chưa chú trọng vào vận động sinh đủ 2 con. Ngoài ra, xã hội phát triển, đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực cuộc sống và công việc đã làm tình trạng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con, không muốn sinh con, hiếm muộn, độc thân… có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ hiện nay đòi hỏi rất nhiều chi phí; hạ tầng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập, nhất là tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đặc biệt, thiếu chính sách đủ mạnh để người dân sinh đủ 2 con.

Khổ vì vợ đẹp: Ngại sinh con vì... mất dángKhổ vì vợ đẹp: Ngại sinh con vì... mất dáng

GiadinhNet - Có người tự hào vì lấy được vợ đẹp như người mẫu, nhưng cũng mệt mỏi vì "sự nghiệp" làm đẹp cùng tính tình không giống ai của vợ. Người khác lại tỏ ra kiệt sức vì suốt ngày tìm cách kiểm soát bạn đời.

Ngại sinh con gái tuổi Canh Dần Ngại sinh con gái tuổi Canh Dần

Đã 34 tuổi và có một cậu con trai đang học lớp một, chị Dung (Cầu Giấy, Hà Nội) muốn sinh thêm bé nữa. Tuy nhiên vì sợ sinh con gái vào tuổi Dần, số lận đận nên anh chị lập kế hoạch ít nhất cũng phải 2 năm nữa mới đẻ.




Phương Nghi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top