Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Sát thủ” thầm lặng cho mẹ và bé

Thứ tư, 08:56 18/03/2015 | Y tế

GiadinhNet - Bị trầm cảm sau sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hành vi của bệnh nhân còn khiến gia đình bị xáo trộn, hôn nhân có nguy cơ đổ vỡ.

 

Vì những hệ lụy nặng nề nên giới chuyên khoa cho rằng, trầm cảm là một nguyên nhân gây tử vong mẹ thầm lặng . 	tranh minh họa
Vì những hệ lụy nặng nề nên giới chuyên khoa cho rằng, trầm cảm là một nguyên nhân gây tử vong mẹ thầm lặng . tranh minh họa

 

Bịt miệng khi con khóc vì bị trầm cảm

Bé Na chào đời trong sự vui mừng của hai bên gia đình nội ngoại, nhưng người bị căng thẳng khiến cả nhà nhiều phen phát hoảng lại chính là chị Ngân, mẹ của bé.

Cứ mỗi lần nghe tiếng con khóc váng lên đòi ăn hoặc do đi vệ sinh bị ướt là chị Ngân  (ở Linh Đàm- Hà Nội) lại cáu, đánh mắng con. Cả ngày chị không trò chuyện với bất kỳ ai trong gia đình, chị luôn nghĩ rằng vì “mình sinh con gái nên bị coi thường”(?!). Hễ mẹ chồng hay anh chị em nhà chồng muốn ẵm cháu, chị đều không cho vì luôn ám ảnh con mình sẽ bị họ làm đau. Một lần to tiếng với chồng, chị chạy ra khỏi nhà kêu gào thảm thiết khiến cả khu chung cư náo loạn. Thấy vợ bất ổn, anh Nam - chồng chị đưa vợ đi khám và ngỡ ngàng khi bác sĩ kết luận vợ mình bị trầm cảm, rối loạn tâm thần sau sinh.

Không biểu hiện rõ rệt như chị Ngân, chị Loan (ở Phố Nối, Hưng Yên) lặng lẽ, ít nói sau sinh. Loan thường xuyên mất ngủ, luôn lo sợ ai đó làm hại con mình. Nhiều lúc con đòi ăn hoặc khóc, chị cũng không quan tâm, ánh mắt gần như vô định. Một lần đứa trẻ khóc quá nhiều, chị đã dùng tay bịt miệng, bóp cổ con. Cũng may người nhà nhìn thấy đã kịp thời ngăn chặn. Hậu quả, đứa trẻ suýt mất mạng, còn chị được đưa đến viện tâm thần điều trị.

Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Các triệu chứng trầm cảm sau sinh có thể bao gồm: Hoảng hốt, lo lắng, chán ăn, mất ngủ, cường độ khó chịu và tức giận, quá mệt mỏi, mất hứng thú ái ân, thiếu niềm vui trong cuộc sống, cảm giác tội lỗi, xấu hổ; tâm trạng thay đổi thất thường; khó khăn trong mối liên kết mẹ con; xa cách với gia đình, bạn bè; có những suy nghĩ và hành vi làm tổn hại đến em bé.

Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại, bản thân mình “là người mẹ xấu”. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị, trong một số trường hợp có thể dự phòng. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nếu không điều trị, trầm cảm sau sinh có thể kéo dài một năm hoặc nhiều hơn dẫn đến loạn tâm thần sau sinh. Khi đó, người mẹ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như: Nhầm lẫn và mất phương hướng; ảo giác và ảo tưởng; kiêu ngạo thái quá; nỗ lực để làm hại mình hay con.

Làm gì để né bệnh?

Triệu chứng sốc tâm lý sau sinh con là hiện tượng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh của sản phụ: Sự thay đổi của nội tiết sinh dục, nội tiết của tuyến giáp, cortisol…., do di truyền, áp lực về kinh tế, xảy ra các biến cố trong gia đình như mất người thân…

Sau sinh, vì quá lo lắng cho con nên những vấn đề nhạy cảm, cảm xúc yêu đương vợ chồng cũng bị giảm đi nhiều, cộng với việc trong một số gia đình, mẹ chồng nàng dâu bất đồng trong cách chăm con, càng khiến cho tâm lý người phụ nữ bị xáo trộn, căng thẳng. Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Hậu quả của trạng thái này, theo TS. BS Lê Thị Thu Hà, nhẹ thì chồng và con không được chăm sóc tốt, gia đình không được vui vẻ. Còn nếu bệnh nặng thì người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử, một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù, đối phó.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho rằng, tình trạng sức khỏe của đứa trẻ sinh ra cũng ảnh hưởng đến khả năng bị trầm cảm ở mẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tử vong ở những trẻ có mẹ bị trầm cảm luôn cao hơn những trẻ có mẹ không bị trầm cảm. Vì những hệ lụy trên nên giới chuyên khoa cho rằng, trầm cảm là một nguyên nhân gây tử vong mẹ thầm lặng.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Như Ngọc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn sức khỏe sinh sản (CRCRH), hệ thống y tế cần tuyên truyền cho các thai phụ chú ý đến trầm cảm (chiếm tỉ lệ 10-15%), nhiều hơn so với một số bệnh lý thường gặp như tiền sản giật (khoảng 10%) hay tiểu đường đang được quan tâm sàng lọc… nhưng lại ít được cộng đồng và xã hội quan tâm.

Chuyên gia tư vấn tâm lý Văn Thanh Sĩ, tổng đài 1088 TP HCM đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng sốc tâm lý sau khi sinh con của phụ nữ: Điều quan trọng nhất là người chồng cần quan tâm hơn nữa tới cảm xúc của vợ, cùng vợ chia sẻ việc nhà, chăm con bất cứ khi nào có thể để giảm gánh nặng, áp lực lên đôi vai phụ nữ. Những người xung quanh tránh tạo áp lực, đòi hỏi quá nhiều ở các bà mẹ mà hãy đưa ra lời khuyên, giúp đỡ họ, cùng họ vượt qua thời gian đầu khó khăn khi làm mẹ.

Bên cạnh đó, các sản phụ cần có kế hoạch, thời gian biểu sau sinh cho mình, tránh để nhịp sinh hoạt bị xáo trộn, công việc ùn tắc dễ dẫn đến stress. Nếu có tiền sử trầm cảm, cần nói với bác sĩ để có thể được điều trị thuốc chống trầm cảm ngay sau khi sinh.

 

Những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh

- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.  Tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lập lại 50%. Tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ trầm cảm sau sinh 25%. Ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai, 68% rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.

- Tuổi dưới 18.

- Những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.

- Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.

- Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng.

- Mang thai ngoài mong muốn.

- Biến chứng thai kỳ: Thai lưu, sẩy thai.

- Trầm cảm dễ xuất hiện ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con rạ.

 

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 11 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 11 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top